Thứ Hai, 23/05/2016 08:41

Nhịp đập Thị trường 23/05: Thanh khoản thấp nhất trong 32 phiên gần đây

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, thanh khoản toàn thị trường chỉ đạt 2,413 tỷ đồng, đây là mức thấp nhất trong 32 phiên giao dịch gần đây.

Diễn biến tích cực của VIC (+500) ở thời điểm cuối phiên cộng với sức mạnh của HPG (+500) từ trước đó là không đủ để giúp VN-Index khởi sắc hơn khi sức ép từ VCB (-1,300), GAS (-1,000), CTG (-400), BID (-400) hay MBB (-300) là không hề nhỏ.

Chỉ số này đóng cửa phiên đầu tuần giảm 3.78 điểm, tương đương 0.61%, xuống đứng tại 611.03 điểm, mức gần thấp nhất trong phiên. Toàn sàn có 104 cổ phiếu tăng giá, 96 mã đứng giá và 106 mã giảm giá. Hai chỉ số tại sàn Hà Nội cũng giảm lần lượt 0.58% và 0.67%, với không nhiều điểm nhấn. Thanh khoản toàn thị trường chỉ đạt 2,413 tỷ đồng, đáng chú ý, đây là mức thấp nhất trong 32 phiên giao dịch gần đây.

Ở mảng giao dịch thỏa thuận, HHS là cổ phiếu có khối lượng lớn nhất khi ghi nhận mức 12 triệu đơn vị được mua bán, tiếp theo là các cổ phiếu SHB (7 triệu), VIS (4 triệu), DBC (3 triệu) hay KBC 2 triệu, …

14h: Tiếp tục dao động biên độ hẹp

Chưa có thêm nhiều điểm nhấn trong phiên chiều khi phần lớn các cổ phiếu tiếp tục dao động hẹp dưới giá tham chiếu. Thanh khoản cũng vì thế chưa có sự cải thiện đáng kể, tổng giá trị 3 sàn hiện chỉ đạt 1,799 tỷ đồng.

Sự phân hóa đang diễn ra trong nội bộ các nhóm cổ phiếu như Thép hay Dầu khí. Cụ thể, HPG tăng khá 500 đ/cp trong khi HSG giảm tương ứng sau thông tin thoái vốn của Deutsche Bank AG.

Tại nhóm Dầu khí, trong khi PDB, PGD, PGS hay PTB tăng nhẹ thì các mã lớn hơn là PVC, PVD, PVS hay GAS vẫn giao dịch dưới giá tham chiếu với khoảng cách khá xa.

Phiên sáng: Dòng tiền vẫn đứng ngoài

Đóng cửa phiên sáng, VN-Index còn giảm 0.97 điểm (-0.16%), HNX-Index cũng mất 0.26%, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt mức 1,098.7 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu Dầu khí (GAS, PVD, PVS, PVC, …) cũng quay đầu giảm vào thời điểm cuối phiên sáng sau khi tăng nhẹ trước đó. Giá dầu thô thế giới đang có xu hướng giảm nhẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến diễn biến này. Hiện tại, giá dầu WTI đang chốt tại mức 48.14 USD/thùng, giảm nhẹ 0.56%.

Trong buổi sáng, các chỉ số dao động trong biên độ hẹp, tuy nhiên, phần lớn thời gian chỉ số này nằm dưới mức tham chiếu, dòng tiền đứng ngoài vẫn e ngại trong khi động thái chốt lời đang tạo áp lực không nhỏ lên các cổ phiếu bluechips.

10h10: Đà giảm được nới rộng

Đến 10h10 đà giảm điểm có dấu hiệu gia tăng khi VN-Index hiện đã giảm hơn 2 điểm, tương đương 0.34%, tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 26.2 triệu đơn vị, xấp xỉ 509 tỷ đồng.

Thị trường đang ghi nhận nỗ lực tăng giá của nhóm các cổ phiếu Mid & Small Cap, trong nhóm các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất ở cả 2 sàn không thấy xuất hiện các cổ phiếu mang tính dẫn dắt. Trong top 10 vốn hóa, có 5 cổ phiếu đang duy trì giá tham chiếu, trong khi đó, VCB giảm 400, GAS mất 1,000, 3 mã ngân hàng khác CTG, BID và MBB mỗi mã giảm nhẹ 100 đồng/cp.

Đến 10h10 đà giảm điểm có dấu hiệu gia tăng khi VN-Index hiện đã giảm hơn 2 điểm, tương đương 0.34%, tổng giá trị giao dịch của 26.2 triệu đơn vị khớp lệnh đạt xấp xỉ 509 tỷ đồng. Tại Hà Nội, HNX-Index cũng tạm thời đánh mất 0.22%, toàn sàn có hơn 181 tỷ đồng được giao dịch.

Trái ngược với 2 chỉ số chính, Upcom-Index đang tăng nhẹ 0.04 điểm, tổng giá trị khớp lệnh 14.35 tỷ đồng.

9h30: Mở cửa tăng nhẹ

Thị trường mở cửa đầu tuần khá tích cực khi tất cả các chỉ số đều tăng điểm nhe cụ thể, VN-Index tăng 1.36 điểm, tức gần 0.22%, tổng cộng có 4.8 triệu đơn vị được mua bán, trị giá 152 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0.67 điểm, xấp xỉ 0.11%, giá trị giao dịch đạt 47.2 tỷ đồng.

2 cổ phiếu vừa được điều chỉnh room ngoại lên mức 100% là GTNKMR đều có sự sôi động ngay khi mở cửa, cả 2 đang dẫn dầu danh sách cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất với lần lượt gần 1 triệu và 800 nghìn đơn vị mỗi cổ phiếu.

Đến 9h30, các chỉ số đã quay đầu giảm nhẹ, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang khá giằng co khi phần lớn đều đang dao động quanh tham chiếu (BID, CTG và MBB), VCB giảm nhẹ trong khi SHB tăng 100 đồng.

Trước giờ giao dịch

Đóng cửa tuần trước, VN-Index tăng nhẹ 3.99 điểm, lên đứng tại 614.81 điểm, duy trì tuần tăng điểm thứ 7 liên tiếp, ở chiều ngược lại, HNX-Index giảm nhẹ về mức 81.75 điểm. Thanh khoản trung bình toàn thị trường đạt 3,154 tỷ đồng/phiên, xấp xỉ con số đạt được trong tuần trước.

Dù tiếp tục tăng thêm 0.65% về mặt điểm số nhưng rất khó để nói VN-Index đang duy trì diễn biến tích cực, nhất là khi nhìn vào vận động của các cổ phiếu mang tính dẫn dắt. Thật vậy, sau khi đồng loạt tạo đình ở 2 phiên đầu tuần, hầu hết các cổ phiếu lớn nhất đều quay đầu đi xuống ở 3 phiên sau đó.

Cụ thể, so với mức giá đỉnh trong tuần, VIC và BVH là 2 mã đóng cửa giảm điểm mạnh nhất khi mất lần lượt 6.36% và 5.56%, còn nếu so sánh chênh lệch giữa mức giá cao và thấp nhất thì GAS có sự biến động rõ rệt với tỷ lệ lên đến 8.47%. Trong 10 cổ phiếu hàng đầu về vốn hóa và mức độ ảnh hưởng, chỉ duy nhất MBB là vẫn đóng cửa ở mức cao nhất trong tuần.

Chênh lệch giá của top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất cả hai sàn trong tuần 16-20/05

Đvt: đồng

Trùng khớp với diễn biến trên thị trường, khối ngoại mua ròng đầu tuần nhưng đã nhanh chóng chuyển sang bán ròng ở các phiên sau đó. MBB tăng giá gần 4% trong tuần qua nhờ phần lớn từ nỗ lực của khối ngoại với gần 8 triệu đơn vị được mua vào. Các cổ phiếu dầu khí cũng hút hàng do diễn biến khả quan từ giá dầu thô thế giới (có thời điểm chạm vùng giá 50 USD/thùng). Ở chiều ngược lại, VIC tiếp tục nằm trong nhóm bị bán ròng mạnh nhất với xấp xỉ 4 triệu đơn vị, cổ phiếu hàng đầu ngành thép là HSG sau giai đoạn tăng giá ấn tượng cũng bị chốt lãi khá nhiều trong 2 tuần gần đây.

Tuần tăng thứ 7 liên tiếp của VN-Index mang lại nhiều nỗi lo hơn là kỳ vọng cho phần lớn nhà đầu tư bởi trước đây, khi chỉ số tăng, nếu không sở hữu bluechips thì danh mục sẽ tăng không đáng kể trong khi sắp tới, nếu chỉ số điều chỉnh, danh mục sẽ giảm theo là điều chắc chắn.

Kết quả kinh doanh Q1 đã công bố gần hết, các dưa địa của hoạt động chia, thưởng sau kỳ ĐH cổ đông cũng không còn nhiều, thông tin tích cực đáng kể còn lại sẽ đến từ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ trong tuần tới. Theo nhiều chuyên gia, chuyến công du này của người đứng đầu Nhà Trắng khả năng cao sẽ mang lại nhiều yếu tố có lợi cho nền kinh tế VN nói chung và TTCK nói riêng. Mặc dù vậy, sự tác động tích cực này cũng chỉ đến trong tương lai xa hơn, còn trong ngắn hạn, hiệu ứng là có nhưng sẽ nhanh chóng qua đi.

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 23-27/05: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu? (22/05/2016)

>   Vietstock Weekly 23-27/05: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu? (22/05/2016)

>   Chứng khoán Tuần 16/05 - 20/05: Đẩy mạnh chốt lời (20/05/2016)

>   Chứng khoán Tuần 16/05 - 20/05: Đẩy mạnh chốt lời (20/05/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 20/05/2016: Test lại vùng 609-618 điểm (20/05/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 20/05: VN-Index mất mốc 615 (20/05/2016)

>   Vietstock Daily 20/05: Nhóm cổ phiếu nhỏ sẽ được chú ý hơn? (19/05/2016)

>   Vietstock Daily 20/05: Nhóm cổ phiếu nhỏ sẽ được chú ý hơn? (19/05/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/05/2016: Giằng co mạnh (19/05/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 19/05: Chốt bluechip, đánh penny (19/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật