Chủ Nhật, 29/05/2016 07:56

Ngã ba đường của chính sách

Bài "Ngã ba đường của chính sách" đăng trên TBKTSG bản in, phát hành ngày 26-5. Đến ngày 27-5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký ban hành Thông tư 06.

NHNN đang đứng ở ngã ba đường. Lùi lộ trình thực hiện dự thảo Thông tư 36 đồng nghĩa kéo thêm thời gian cho nợ xấu cư ngụ. Nếu không giãn lộ trình, nợ xấu sẽ chình ình tiếp.

Những điểm đáng chú ý của Thông tư 06 gồm xác định hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản, tăng từ 150% lên 200% (thay vì 250% như dự kiến), áp dụng từ ngày 1-1-2017; tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vẫn được giữ nguyên 60% từ nay đến 31/12/2016, rồi giảm dần xuống 50% từ 1/1/2017, và từ 1/1/2018 sẽ xuống 40%; và tăng tỷ lệ mua trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, của ngân hàng thương mại nhà nước từ 15% lên 25%.

Do đó, nhìn chung các nội dung, các vấn đề đặt ra trong bài bên dưới đã được giải tỏa hay giải đáp bởi Thông tư 06 này.

Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp và ngân hàng đề xuất giãn lộ trình thực hiện một số điều của dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 quy định tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Điểm chính được đề nghị là thời hạn chuẩn bị để giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống 40% kéo dài trong hai năm, năm đầu về 50%, rồi tiếp đó mới về 40%.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản trong phát biểu tại cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp với Thủ tướng Chính phủ cuối tháng 4 vừa qua đề nghị tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn chỉ nên đưa về 50% và thực hiện từ năm 2017 nhằm “tránh gây sốc cho thị trường”.

Trong khi ấy, theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn hiện mới chỉ nhỉnh hơn 30%, tức rất an toàn, dự thảo Thông tư 36 điều chỉnh về 40%, vẫn còn gần 10% dư địa. Sao các ngân hàng và doanh nghiệp cứ phải đề xuất về 50% làm gì?

Để hiểu rõ căn nguyên sâu xa của những đề xuất trên cũng như “nỗi lòng” của cơ quan quản lý khi đưa dự thảo ra lấy ý kiến công luận, có lẽ nên mổ xẻ một chút nguồn cơn của nó.

Trước đây trong một thời gian tương đối dài tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn mà các tổ chức tín dụng được phép thực hiện chỉ có 30%. Ngày 20-11-2014 NHNN ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN, theo đó tỷ lệ này đột ngột được đẩy lên gấp đôi, tức 60%. Điều 17 của thông tư thậm chí còn cho phép tỷ lệ áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 200%.

Các chủ thể trên thị trường sau một hồi ngỡ ngàng, trở nên hồ hởi bởi ai cũng biết vốn huy động ngắn hạn của toàn hệ thống ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ áp đảo so với tiền gửi tiết kiệm trung, dài hạn. Doanh nghiệp bắt đầu hy vọng tín dụng sẽ chảy nhanh hơn, nhiều hơn và việc vay vốn sẽ dễ dàng hơn.

... đọc tiếp tại đây

tbktsg

Các tin tức khác

>   Trái chiều điều chỉnh lãi suất huy động tại các nhà băng (28/05/2016)

>   Sẽ xử lý nghiêm các TCTD vi phạm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (27/05/2016)

>   Mở lại cho vay ngoại tệ trong 6 tháng cuối năm 2016 (27/05/2016)

>   Sửa Thông tư 36: Chính thức chọn giải pháp dung hòa (27/05/2016)

>   Tiền lại ứ đọng (27/05/2016)

>   Sacombank: Dự kiến tăng số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2016-2020 lên 9 người (30/05/2016)

>   Ngân hàng Nhà nước có đỡ nổi “đơn hàng” đa mục tiêu? (27/05/2016)

>   "Đau đầu" quản 5 triệu tỷ Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (27/05/2016)

>   NamABank khai trương chi nhánh tại Đắk Lắk (27/05/2016)

>   Giá vàng SJC và tỷ giá trung tâm đều giảm (27/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật