Thứ Sáu, 20/05/2016 08:52

Gặp mối nguy với dự án khu vui chơi Đống Đa, Tập đoàn Năm Sao “kêu cứu“

Bỏ rất nhiều tâm huyết và tiền bạc để đầu tư vào dự án Tổ hợp khu vui chơi, giải trí Đống Đa từ nhiều năm nay nhưng Tập đoàn Quốc tế Năm Sao đối mặt với khó khăn trong việc tiếp tục triển khai  dự án này khi có những dấu hiệu cho thấy, "đại gia" trong lĩnh vực tài chính, bất động sản đang muốn thâu tóm Tổng Công ty vật tư nông nghiệp và cả dự án này. 

Tiếp sức để dự án thoát cảnh ... rùa bò

Dự án khu vui chơi giải trí Đống Đa nằm ngay khu vực đất vàng, gần công viên Gò Đống Đa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 và giao cho Công ty tiếp thị Thương mại và Xây dựng làm chủ đầu tư. Song, Công ty tiếp thị Thương mại và Xây dựng gặp khó khăn nên dự án đã không được triển khai đúng kế hoạch. Do đó, năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã quyết định giao cho Tổng công ty vật tư nông nghiệp (VTNN) tiếp nhận và làm chủ đầu tư dự án.

Được giao làm chủ đầu tư nhưng Tổng công ty VTNN cũng không thể hoàn thành dự án do gặp nhiều khó khăn về vốn dẫn đến dự án chậm tiến độ hơn 10 năm so với kế hoạch được phê duyệt duyệt. Do vậy, năm 2011, được sự đồng ý của Bộ NN và PTNT, Tổng công ty vật tư nông nghiệp đã kêu gọi các đối tác cùng liên kết, hợp tác đầu tư phát triển dự án này. 

Hai doanh nghiệp tham gia cùng Tổng công ty VTNN thực hiện dự án cũng là hai đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề với Tổng Công ty, đó là Tập đoàn Quốc tế Năm Sao và Công ty  XNK vật tư nông nghiệp III. Theo thỏa thuận hợp tác, hai đối tác của Tổng Công ty VTNN góp 64% trong tổng số vốn góp 155 tỷ đồng để thực hiện dự án. Riêng Tập đoàn Quốc tế Năm Sao đóng góp khoảng 76 tỷ đồng.

Thỏa thuận góp vốn trên cũng không tiến triển được do những khó khăn về vốn của Tổng công ty VTNN. Do vậy, các đơn vị này đã báo cáo Bộ NN và PTNT để xin chủ trương chuyển đổi chủ đầu tư dự án, bàn giao toàn bộ việc thực hiện dự án cho Tập đoàn Quốc tế Năm Sao thực hiện. Khi tiếp nhận dự án này, Tập đoàn Quốc tế Năm Sao sẽ thanh toán toàn bộ chi phí  mà "chủ cũ" đã đầu tư vào dự án, bao gồm cả các chi phí quản lý dự án chậm "như rùa" này.

Ngày 18/5/2015, Bộ NN và PTNT đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin chủ trương chuyển dự án cho Tập đoàn Quốc tế Năm Sao thực hiện để Tổng công ty VTNN tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa. Báo cáo cũng nêu rõ, Tập đoàn Quốc tế Năm Sao có đủ năng lực và đang hợp tác cùng Tổng Công ty thực hiện dự án. Việc chuyển dự án này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. 

Dự án Tổ hợp vui chơi, giải trí Đống Đa đang giờ đây là đất "vàng", nhiều doanh nghiệp muốn có

Sau khi lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan về phương án xắp xếp lại dự án, chuyển giao cho Tập đoàn Quốc tế Năm Sao, ngày 15/9/2015, Bộ NN và PTNT tiếp tục báo cáo việc thực hiện phương án chuyển đổi dự án. Trong đó, theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ NN và PTNT đã đánh nguyên nhân của việc dự án chậm tiến độ, năng lực của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao, đặc biệt là khả năng tài chính để đầu tư, nhanh chóng hoàn thiện dự án vốn đã chậm rất nhiều năm này.

Với kết quả đánh giá của Bộ NN và PTNT, ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Tổng công ty VTNN thực hiện chuyển đổi dự án cho chủ đầu tư mới theo quy định của pháp luật. 

"Đại gia" thâu tóm Tổng công ty VTNN, Tập đoàn Năm Sao gặp khó?

Cùng với việc xắp xếp lại dự án Tổ hợp vui chơi giải trí Đống Đa, từ năm 2014, Tổng công ty VTNN cũng thực hiện xắp xếp lại tài sản thuộc sở hữu nhà nước để thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương rút vốn khỏi một số lĩnh vực kinh doanh mà  Chính phủ đã đề ra.

Ngày 28/4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có quết định số 723/QĐ-TTg, phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty VTNN. Theo phương án được phê duyệt, thì nhà nước sẽ thoái vốn toàn bộ khỏi Tổng công ty. Hơn 15 triệu cổ phần trong số 22 triệu cổ phần (chiếm 70%) sẽ được bán cho nhà đầu tư chiến lược. Số cổ phần còn lại sẽ được bán đấu giá, bán cho người lao động và tổ chức công đoàn của công ty.

Cũng trong Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, quyền sử dụng đất không được đưa vào để xác định giá trị doanh nghiệp, trong đó có hơn 2,3 hecta đất của Tổ hợp vui chơi, giải trí Đống Đa được Tổng công ty giữ lại để sử dụng và trả tiền thuê đất theo quy định chung.

Tuy nhiên, quy định này khiến cho Tập đoàn Quốc tế Năm Sao không khỏi bất ngờ và lo lắng. Theo ông Trần Văn Mười, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quốc tế Năm Sao thì hiện nay đơn vị đang thực hiện dự án theo thỏa thuận với Tổng công ty VTNN, đã được Bộ và Chính phủ đồng ý. Quy định trong phương án cổ phần hóa đã mâu thuẫn với việc Chính phủ đồng ý để Tập đoàn Quốc tế Năm Sao tiếp nhận làm chủ đầu tư dự án, sẽ gây khó khăn cho đơn vị này trong việc triển khai dự án đang dang dở.

Và sự lo lắng của Tập đoàn Năm Sao không phải không có cơ sở khi thông tin rò rỉ về "nhà đầu tư chiến lược" sẽ được mua 70% cổ phần của Tổng công ty VTNN. Hai doanh nghiệp được cho là nhà đầu tư chiến lược của Tổng Công ty rau quả, nông sản và Công ty cổ phần Bảo hiểm hàng không đều là các công ty thuộc sở hữu hoặc chi phối của Tập đoàn T&T của Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB Đỗ Quang Hiển. Xin được nhắc lại, cuối năm 2015, hai đơn vị thành viên, công ty liên kết của Tập đoàn T&T đã hoàn thành việc thâu tóm Tổng công ty rau quả, nông sản. Giờ đây, việc Tổng công ty rau quả, nông sản trở thành nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty VTNN thì điều rất dễ hiểu là ông chủ của các doanh nghiệp này muốn gì.

Một chi tiết nữa không thể không nhắc đến là đơn vị tư vấn cổ phần hóa đối với Tổng công ty VTNN là Công ty chứng khoán SHS, cũng là "anh em cùng cha cùng mẹ" với các nhà đầu tư chiến lược trong thương vụ cổ phần hóa này. Với sự liên quan giữa nhà đầu tư chiến lược và đơn vị tư vấn cổ phần hóa, sự nghi ngại về việc ông Đỗ Quang Hiển muốn thâu tóm Tổng công ty VTNN và tính khách quan của việc xác định nhà đầu tư chiến lược không phải không có căn cứ.

Việc các doanh nghiệp nằm trong hệ thống của Tập đoàn T&T có thể thâu tóm thành công Tổng công ty VTNN thì số phận của dự án Tổ hợp vui chơi, giải trí Đống Đa và nhà đầu tư Tập đoàn Quốc tế Năm Sao sẽ bị ảnh hưởng. Vì, khi trở thành chủ của Tổng công ty VTNN, nhà đầu tư chiến lược có thể phủ tay với những cam kết mà Tổng công ty đã ký trước đó để dành quyền sử dụng đất cho chính họ. Với sự thật này, Tập đoàn Năm Sao đã phải cầu cứu Thủ tướng Chính phủ, đề nghị xem xét và sửa lại quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa để doanh nghiệp này không bị đẩy khỏi dự án đầu tư mà Tập đoàn này bỏ bao công sức, tiền bạc để thực hiện. Thỉnh cầu này của Tập đoàn Năm Sao cần được xem xét để tránh việc doanh nghiệp này rơi tình thế cay đắng mà nhiều doanh nghiệp khác đã phải hứng chịu.

Nhật Khang

pháp luật việt nam

Các tin tức khác

>   Chuyển đổi cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải (Lào Cai) thành KCN (20/05/2016)

>   Sớm hoàn thiện thể chế thu hút vốn cho hạ tầng GTVT (19/05/2016)

>   Tập đoàn Phú Mỹ đầu tư dự án KCN Châu Minh-Mai Định hơn 1,900 tỷ (19/05/2016)

>   ĐHĐCĐ PTL: Lãi ròng 2016 đột biến nhờ bán một phần dự án Thăng Long (19/05/2016)

>   TPHCM xử lý vướng mắc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà (19/05/2016)

>   Sẽ không siết ngay vốn vào bất động sản (19/05/2016)

>   Lượng giao dịch căn hộ tại TPHCM và Hà Nội trong quý 1 giảm mạnh (19/05/2016)

>   Ồ ạt xây nhà xưởng đón nhà đầu tư (19/05/2016)

>   Siêu dự án 'phù phép' hàng nghìn mét vuông đất (19/05/2016)

>   Bitexco huy động vốn trái phép tại dự án ở Lào Cai (18/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật