Thứ Hai, 23/05/2016 11:32

Dự án TISCO giai đoạn 2: Như một “Vinashin” trong ngành thép

Sự “sụp đổ” sớm của dự án cải tạo, nâng cấp mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 sau chín năm đầu tư dẫn đến việc Chính phủ phải xem xét sự tồn tại của dự án này. Vì sao Nhà nước lại can thiệp sâu vào dự án đầu tư ở một công ty cổ phần (CTCP), không phải công trình, dự án trọng điểm quốc gia?

Sự hỗ trợ của Chính phủ và Bộ Công Thương với TISCO dễ khiến người ta liên tưởng đến trường hợp ưu đãi cơ chế và rót vốn không tính đến hiệu quả vào các dự án của Vinashin trước đây. Ảnh: T.L

Can thiệp sâu vào công ty cổ phần

CTCP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là công ty con thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam (TCT Thép). Hiện TCT Thép nắm 42,1% vốn điều lệ của TISCO. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm 35% vốn điều lệ ở đây. SCIC chỉ trở thành cổ đông vào năm 2014, khi Chính phủ có quyết định SCIC phải rót 1.000 tỉ đồng để cứu lấy TISCO.

Ngay từ năm 2014, TISCO đã lâm vào cảnh “hấp hối” sau bảy năm đầu tư mở rộng nhà máy dở dang giai đoạn 2.

Tại thời điểm 2014, Chính phủ đã đồng ý với hàng loạt đề nghị của Bộ Công Thương, yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Ngân hàng Phát triển cơ cấu lại các khoản nợ (cỡ hơn 1.000 tỉ đồng), chỉ đạo SCIC rót vốn 1.000 tỉ đồng nữa qua việc mua trái phiếu phát hành tăng vốn và nguồn vốn lấy từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương. Nhờ tìm được nguồn tiền từ ngân sách và việc cơ cấu lại khoản nợ rất lớn từ ngân hàng có vốn ngân sách, TISCO đã được phép tăng tổng mức đầu tư từ 3.843 tỉ đồng lên 8.104 tỉ đồng.

Cũng ngay thời điểm 2014, Chính phủ một mặt bơm vốn và cơ chế cho doanh nghiệp, một mặt yêu cầu Bộ Công Thương và TCT Thép cùng các ngân hàng phải rà soát và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và nội dung về hiệu quả dự án, cũng như đánh giá tính khả thi của dự án. Nói cách khác, việc phải “giải cứu” dự án này từ năm 2014 cho thấy những tính toán ban đầu liên quan đến dự án đã phá sản. Hơn 7.000 tỉ đồng tại thời điểm đó mà TISCO vay từ nguồn ưu đãi của Chính phủ, các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần... cũng đã trở thành nợ xấu, nợ khó đòi do đầu tư dở dang và ngừng thi công từ tháng 7-2012.

Nếu Chính phủ và Bộ Công Thương kiên quyết chỉ đạo Tổng công ty Thép và TISCO “khoanh vùng” giải quyết hậu quả cách đây hai năm thì thiệt hại có lẽ sẽ hạn chế hơn bây giờ.

Việc giải cứu dự án thời điểm đó đã dấy lên những e ngại về sự can thiệp sâu của Chính phủ và nhiều bộ, ngành vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là của CTCP, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh của cơ chế thị trường. Cho dù TISCO được vay vốn ODA với lãi suất 0% từ giai đoạn ban đầu thì cũng không đồng nghĩa với việc Chính phủ phải trực tiếp can thiệp như vậy.

Cũng có quan điểm cho rằng, vì dự án này được Chính phủ phê duyệt từ năm 2005, thuộc dự án nhóm A (công suất mở rộng giai đoạn này là 500.000 tấn phôi thép/năm và 500.000 tấn thép cán/năm), với các nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ nên sự can thiệp của Chính phủ là hợp lý.

Dự án cũng được vay vốn ODA của Chính phủ Trung Quốc, tổng vốn vay cho nó và dự án Nhà máy Phân đạm Hà Bắc là 55,2 triệu nhân dân tệ. Trong số này, có 36,8 triệu nhân dân tệ là vay không lãi suất và 18,4 triệu nhân dân tệ là viện trợ không hoàn lại. Điều đó lý giải vì sao tổng thầu của dự án là tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC). Sau này, dù có hàng loạt rắc rối phát sinh giữa hai bên dẫn đến đổ bể hợp đồng, MCC đòi đền bù, khiến cho dự án đi vào ngõ cụt thì chủ đầu tư lại rơi vào thế... mắc kẹt.

Chấm dứt các cơ chế kiểu Vinashin, Vinalines

Ngay từ thời điểm năm 2014, khi dự án chắc chắn không mang lại hiệu quả, đã bị chậm tiến độ, tổng mức đầu tư tăng gấp đôi trong khi thị trường sắt thép trong nước đã thừa công suất, nhiều nhà máy phải đóng cửa và các doanh nghiệp tư nhân lớn đang thắng thế trên thị trường, nếu Chính phủ có quyết sách khác chứ không phải là giải cứu thì thiệt hại có lẽ sẽ hạn chế hơn bây giờ.

Đọc tiếp tại đây ...

Lan Nhi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Nguy cơ tràn ngập xe container 40 feet từ Trung Quốc (23/05/2016)

>   Công chức nhà nước nói gì khi xuất hiện trong “Hồ sơ Panama”? (22/05/2016)

>   Xe sang sắp “gánh” thêm phí bảo vệ môi trường? (22/05/2016)

>   Tổng thống Obama sẽ gặp cộng đồng khởi nghiệp ở TPHCM (22/05/2016)

>   Trung Quốc chưa có kinh tế thị trường, Việt Nam coi chừng “án lệ” (22/05/2016)

>   Doanh thu đường sắt sụt giảm do sập cầu Ghềnh (22/05/2016)

>   Nga muốn trở lại cảng Cam Ranh (21/05/2016)

>   Bí thư Đinh La Thăng: Phải khẩn cấp di dời "chợ thần chết" Kim Biên! (21/05/2016)

>   Sao doanh nghiệp phải đi đường vòng (21/05/2016)

>   Cần quản chặt vốn FDI từ các “thiên đường thuế” (21/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật