Thứ Tư, 11/05/2016 11:13

Chuẩn bị phân rõ "tốt, xấu" đối với cổ phiếu UPCoM

Ngày 9/5/2016, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã chính thức ban hành hai bộ nguyên tắc phân bảng trên hệ thống giao dịch UPCoM: phân bảng UPCoM Premium và phân bảng Cảnh báo nhà đầu tư với mục đích làm tăng tính hấp dẫn của thị trường thông qua việc phân tách nhóm công ty có tình hình tài chính tốt hoặc nằm trong diện bị hạn chế giao dịch so với nhóm còn lại.

 

Tại bảng UPCoM Premium, các chứng khoán đăng ký giao dịch (ĐKGD) là cổ phiếu của các doanh nghiệp được chọn lọc, đáp ứng các tiêu chí về tình hình tài chính và ý thức tuân thủ quy định pháp luật về công bố thông tin trên TTCK. Cụ thể như sau:

  • Về tiêu chuẩn định lượng, tổ chức ĐKGD có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên, hoạt động kinh doanh năm liền trước có lãi, không có lỗ lũy kế; hoặc tổ chức ĐKGD có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước tối thiểu là 5%, không có lỗ lũy kế. Các tiêu chí này được xem xét dựa trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm tài chính gần nhất.
  • Về tiêu chuẩn định tính, các tổ chức ĐKGD được lựa chọn vào bảng UPCoM Premium phải báo cáo cho Sở GDCK Hà Nội về việc công bố thông tin báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét (nếu có) của năm tài chính gần nhất đúng thời hạn quy định. Ngoài ra, các tổ chức ĐKGD có chứng khoán đủ điều kiện giao dịch ký quỹ theo Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có thể được chọn vào bảng UPCoM Premium.

Nếu UPCoM Premium phản ánh những mã chứng khoán có “sức khỏe” tốt, thì ngược lại, bảng Cảnh báo nhà đầu tư lại bao gồm các mã chứng khoán bị hạn chế ĐKGD và bị tạm ngừng giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM theo Quy chế Tổ chức và Quản lý thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội.

Theo đánh giá của HNX, việc phân tách các nhóm cổ phiếu thông qua tình trạng sức khỏe doanh nghiệp góp phần thúc đẩy tính minh bạch, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Năm 2015, thị trường UPCoM đã có những chuyển biến tích cực: số lượng doanh nghiệp lên sàn cao gấp 1.6 lần so với năm 2013 và 2014 cộng lại, cuối năm có 256 doanh nghiệp ĐKGD với giá trị ĐKGD hơn 50.4 nghìn tỷ đồng, vốn hóa thị trường trên 61 nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân đạt 57.6 tỷ đồng/phiên.

Trong năm 2016, thị trường UPCoM được dự báo tiếp tục có bước phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng. Bên cạnh các chính sách gắn đấu giá, cổ phần hóa với niêm yết/ĐKGD, việc phân bảng UPCoM Premium và Cảnh báo nhà đầu tư được công chúng đầu tư đánh giá sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy UPCoM, nhằm làm tăng tính hấp dẫn của thị trường, hỗ trợ và định hướng tốt hơn cho các đối tượng tham gia thị trường.

Tài liệu đính kèm:

Bo nguyen tac phan bang Canh bao nha dau tu.doc

Bo nguyen tac phan bang UPCoM Premium.doc

Các tin tức khác

>   Bổ sung trường hợp hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu trên UPCoM (05/05/2016)

>   6 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động niêm yết chứng khoán (22/04/2016)

>   Bộ Tài chính công bố 28 thủ tục hành chính chào bán chứng khoán (20/04/2016)

>   HOSE và HNX đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác (12/04/2016)

>   Chứng khoán Việt Nam sẽ có 1 chỉ số chung trong năm 2016 (11/04/2016)

>   Cổ phiếu bất chợt bị hủy niêm yết: UPCoM đã là cửa thoát? (14/04/2016)

>   Nâng trần sở hữu khối ngoại: Còn nhiều băn khoăn (22/03/2016)

>   UBCKNN lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK (19/03/2016)

>   UBCKNN lưu ý một số vấn đề khi tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2016 (16/03/2016)

>   Góc nhìn 10/03: Thận trọng trước nguy cơ giải chấp (09/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật