Châu Âu không trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc
Với 546 phiếu thuận và 28 phiếu chống, ngày 12-5, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết bác bỏ việc trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc.
Nghị quyết của EP nêu rõ năng lực sản xuất dư thừa và xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc đang gây ra "những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, tình hình kinh tế xã hội" cho các nước EU. Ảnh: Reuters
|
Nghị quyết nêu rõ năng lực sản xuất dư thừa và xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc đang gây ra "những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, tình hình kinh tế xã hội" cho các nước EU.
Nghị quyết cũng cho biết 56/73 biện pháp chống bán phá giá hiện nay của EU là nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Châu Âu quyết nói "không"
Gần như toàn thể thành viên Nghị viện châu Âu đều đồng ý trên một vấn đề: Trung Quốc không phải là nền kinh tế thị trường. Đây là điều hiếm xảy ra. Hầu hết nghị sĩ đều hoài nghi tính chất tự do của nền kinh tế Trung Quốc dù Trung Quốc được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kết nạp từ 15 năm nay.
Đại biểu Yannick Jadot, thuộc khối bảo vệ môi trường, nhận định: nhà nước Trung Quốc can thiệp vào mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách của nền kinh tế và thúc đẩy sản xuất quá tải. Từ nhiều năm nay, Trung Quốc sản xuất dư thừa pin mặt trời, giờ đến thép. Hệ quả là gây khó khăn cho công nghiệp châu Âu và làm mất đi hàng ngàn hoặc hàng triệu việc làm.
Việc có trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc hay không được coi là quyết định chiến lược ảnh hưởng đến tương lai của nền kinh tế châu Âu. Theo nghiên cứu, nếu công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường thì EU sẽ mất đến 3,5 triệu việc làm.
Kết quả ngoài mong đợi của Trung Quốc
Kết quả trên hoàn toàn nằm ngoài mong đợi của Trung Quốc khi nước này hy vọng sẽ được Liên minh châu Âu (EU) chính thức trao quy chế nền kinh tế thị trường vào cuối năm nay.
Theo quy định, WTO cho phép các nước thành viên quyền được công nhận hoặc phủ nhận một nước thành viên khác có nền kinh tế thị trường hay không.
Ngay từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, EU đã coi nền kinh tế Trung Quốc không phải là kinh tế hàng hóa. Kể từ đó, Trung Quốc đã tiến hành những cải cách để nhận được thỏa thuận với EU rằng EU sẽ xem xét về trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc vào cuối năm 2016.
Bất đồng thương mại Mỹ - Trung về thịt gà
Ngày 10-5, Bộ Thương Mại Mỹ đệ đơn kiện lần thứ hai lên WTO về việc Trung Quốc áp dụng thuế chống phá giá đối với thịt gà Mỹ.
Bộ Thương Mại Mỹ kiện một phần vì Trung Quốc không tính đúng chi phí sản xuất thị gà của Mỹ, thêm vào đó Trung Quốc không thực hiện các điều tra minh bạch và vi phạm các nguyên tắc của WTO trong việc chứng minh thịt gà xuất khẩu của Mỹ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Trung Quốc.
Trung Quốc cho biết lấy làm tiếc về hành động của Mỹ và sẽ giải quyết vấn đề theo các quy trình của WTO.
Năm 2014, Trung Quốc đã xem xét lại và giảm thuế thịt gà Mỹ sau khi WTO chấp thuận yêu cầu của Mỹ rằng Trung Quốc đã vi phạm một số nguyên tắc của WTO. Lượng gà Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm mạnh khi Trung Quốc áp thuế chống phá giá, lên đến 73,3%.
Bất đồng thương mại Mỹ - Trung về thịt gà
Ngày 10-5, Bộ Thương Mại Mỹ đệ đơn kiện lần thứ hai lên WTO về việc Trung Quốc áp dụng thuế chống phá giá đối với thịt gà Mỹ.
Bộ Thương Mại Mỹ kiện một phần vì Trung Quốc không tính đúng chi phí sản xuất thị gà của Mỹ, thêm vào đó Trung Quốc không thực hiện các điều tra minh bạch và vi phạm các nguyên tắc của WTO trong việc chứng minh thịt gà xuất khẩu của Mỹ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Trung Quốc.
Trung Quốc cho biết lấy làm tiếc về hành động của Mỹ và sẽ giải quyết vấn đề theo các quy trình của WTO.
Năm 2014, Trung Quốc đã xem xét lại và giảm thuế thịt gà Mỹ sau khi WTO chấp thuận yêu cầu của Mỹ rằng Trung Quốc đã vi phạm một số nguyên tắc của WTO. Lượng gà Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm mạnh khi Trung Quốc áp thuế chống phá giá, lên đến 73,3%.
|
Phúc Minh
TBKTSG
|