Chủ Nhật, 10/04/2016 21:48

Trước bẫy thu nhập trung bình: Có cùng tắc biến?

Mới đây, một cuộc hội thảo quốc tế, do Trung tâm nghiên cứu quốc tế (SCIS) thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chủ trì tổ chức, đã đưa ra nhiều ý kiến xung quanh việc làm sao để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Lúc đầu, các diễn giả tại hội thảo đều thống nhất với nhau rằng việc có thoát được bẫy hay không chủ yếu nằm ở chính sách công nghiệp.

Hai ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là da giày và dệt may vẫn đang dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ. Ảnh: UYÊN VIỄN

Việt Nam đang bị kẹt ở lợi thế giá rẻ và cấp thấp

Giáo sư Hansjörg Herr (Đại học Kinh tế - Luật Berlin, Đức), trong tham luận “Khung lý thuyết về bẫy thu nhập trung bình”, đã dẫn lý thuyết về lợi thế so sánh tương đối và thực tế áp dụng nó trên thế giới để chỉ ra rằng chính sách công nghiệp của các nước đang phát triển như Việt Nam đang bị kẹt ở sự tận dụng “lợi thế” lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên - đều sử dụng công nghệ cấp thấp. Điều này sẽ càng gia tăng khoảng cách về năng suất so với các nước phát triển, mà đi cùng với đó là khoảng cách về thu nhập.

Giải pháp, như rất nhiều chuyên gia từng chỉ ra, là phải tiến tới chiếm lĩnh các công đoạn cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu, nơi sử dụng công nghệ cao hơn. Nhưng theo Giáo sư Hansjörg Herr, dường như cơ hội này đã bị Việt Nam bỏ lỡ trong hành trình mấy chục năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Theo ông, dưới một số điều kiện, việc chuyển giao công nghệ và kỹ thuật từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội địa có thể xảy ra, nhưng chắc chắn không có việc chuyển giao... tự động. Các nước tiếp nhận FDI phải tạo ra điều kiện ấy trong luật pháp của mình, Trung Quốc đã phần nào tạo được, Việt Nam tới lúc này thì chưa.

Ông cho rằng cơ hội còn lại, nằm ở đầu kéo - doanh nghiệp nhà nước (DNNN), bằng cách mua công nghệ tốt của nước ngoài về chia sẻ lại, với lập luận doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện quá yếu, không đủ tiềm lực làm việc này (ở đây cần mở ngoặc nói thêm là vài doanh nghiệp tư nhân được cho là đủ mạnh thì đang mải miết khai thác lợi thế của nhóm lợi ích, quan hệ thân hữu trong thị trường nội địa, không quan tâm đến cạnh tranh toàn cầu).

Xem tiếp tại đây...

Mỹ Lệ

tbktsg

Các tin tức khác

>   Diện mạo Chính phủ sau khi có 21 gương mặt mới (09/04/2016)

>   Trình phê chuẩn ba Phó thủ tướng, 18 bộ trưởng và thành viên Chính phủ (08/04/2016)

>   Thủ tướng trình miễn nhiệm Thống đốc và 17 bộ trưởng (08/04/2016)

>   Trình miễn nhiệm Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh (08/04/2016)

>   Đề cử bà Đặng Thị Ngọc Thịnh làm Phó chủ tịch nước (07/04/2016)

>   Thách thức tân nội các (07/04/2016)

>   Ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng Chính phủ (07/04/2016)

>   Ông Nguyễn Tấn Dũng được thôi chức Thủ tướng (06/04/2016)

>   Đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng (06/04/2016)

>   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Tôi rất thanh thản” (06/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật