Thứ Hai, 11/04/2016 20:01

Chuyển động cổ phiếu tuần 04-08/04:

Kỷ lục mới của VNM và cú sốc từ KLS

Trong tuần giao dịch 04-08/04, mặc dù các chỉ số hai sàn đã bật mạnh nhưng dòng tiền đã sụt giảm mạnh so với tuần giao dịch trước đó. Song điều đáng chú ý là dòng tiền đã quay trở lại với nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.

Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 2.49% đứng tại 572.34 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 2.26% đang dừng ở 80.24 điểm. Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh với khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 110 triệu đơn vị/phiên, giảm 12.4% so với tuần giao dịch trước; sàn HNX đạt hơn 39.4 triệu cổ phiếu/phiên giảm 6.2%.

Nếu tuần trước đó dòng tiền tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thì tuần 04-08/04, dòng tiền đã quay trở lại với bluechips như EIB, VNM, GAS, CTG, KDC, CII, CSM, HSG, … trong đó KDC là nổi bật nhất khi thanh khoản tăng 257% so với tuần với và giá cổ phiếu cũng tăng hơn 9%.

Và khi dòng tiền có sự dịch chuyển sang nhóm bluechips thì nhóm vừa và nhỏ lại bị hao hụt, phải kể đến như HAH, DAG, PET, HBC, LDG, MCG, DXG

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Tương tự trên HNX, nhóm thanh khoản tăng so với tuần giao dịch trước đó chọn vào HKB, PVS, KLS, VND, NHP, IVS, VCG… trong khi rời bỏ KSQ, ITQ, BCC, PXA, PVX, ACM, S99

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX

 

Nếu tuần 28/03-01/04 là câu chuyện xoay quanh BCG và HAG thì lần này lại khác, cả hai đều không có tên trong danh sách nhóm tăng hay giảm thanh khoản. Thay vào đó VNM và KLS đã đại diện cho hai sàn để vẽ lên hai câu chuyện khác nhau.

Với VNM, bên cạnh thanh khoản tăng gần 76% so với tuần trước thì việc giá cổ phiếu bứt tốc là điểm nhấn đáng chú ý. Theo đó, VNM đã tự thiết lập một kỷ lục mới cho riêng mình khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 08/04 tại 143,000 đồng/cp, mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết (theo giá đã điều chỉnh). Với mức giá này thì giá VNM đã tăng gần 7% trong tuần qua và tăng đến 2,444% so với thời điểm từ khi niêm yết.

VNM đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường khi có giao dịch tích cực như vậy là đến từ việc doanh nghiệp này thông báo sửa đổi điều lệ nhằm dọn đường cho việc nâng room khối ngoại.

Theo đó, VNM sẽ rút ngành bốc xếp hàng hóa, dịch vụ chăn nuôi, dịch vụ sau thu hoạch, trồng trọt, xử lý hạt giống để nhân giống, in ấn, tư vấm - môi giới - đấu giá BĐS. Còn hai ngành được điều chỉnh nội dung chi tiết là vận tài hàng hóa bằng đường bộ (ô tô phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm) và kinh doanh BĐS, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Bởi đây là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài và/hoặc công ty không có hoạt động kinh doanh sinh lời trên thực tế do đó cần điều chỉnh phù hợp và đáp ứng điều kiện không bị giới hạn sở hữu của nhà đầu tư ngoại. Đồng thời công ty cũng điều chỉnh điều lệ tương ứng.

Còn KLS lại là một câu chuyện hoàn toàn khác và gây bất ngờ lên toàn thị trường: giải thể công ty.

Vào 4 năm trước (2011), KLS đã từng gây sốc cho giới đầu tư khi đưa ra quyết định sẽ dừng hoạt động kinh doanh chứng khoán dù lúc đó thị phần môi giới Công ty vẫn nằm trong top 10 trên thị trường. Câu chuyện đang tạm lắng xuống thì đến cuối tuần qua (08/04), KLS lại công bố thông tin choáng váng khác là sẽ giải thể công ty.

Theo lý giải của HĐQT, mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm vừa qua luôn duy trì được sự ổn định, an toàn và bảo vệ được nguồn lực của công ty nhưng chính mục tiêu bảo toàn nguồn lực dẫn đến hiệu quả kinh doanh mang lại không cao, ROE thấp hơn so với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác trên thị trường. Đồng thời, HĐQT nhận thấy hoạt động đối với các CTCK có quy mô như KLS khá chật vật trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt.

Ngoài ra, một lý do khác được HĐQT đưa ra là do những quy định liên quan đến lĩnh vực đặc thù nên CTCK không thể thực hiện các khoản đầu tư lớn, mang tính chi phối doanh nghiệp mục tiêu, khả năng kiểm soát các khoản đầu tư dài hạn còn hạn chế. Nhận thấy giá trị còn lại sau khi chia cho các cổ đông cao hơn giá cổ phiếu trên thị trường, kết hợp các lý do trên, HĐQT đã nhất trí trình phương án giải thể tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016.

Tuy nhiên, thông tin này không làm nhà đầu tư rời bỏ KLS mà còn tham gia nhiều hơn. Theo đó, khối lượng giao dịch bình quân KLS tuần qua đạt gần 3 triệu đơn vị/phiên, tăng 47% và giá thì tăng 11%, lên mức 9,100 đồng/cp.

Nếu xét về giá trị tuyệt đối, HAI, FLC, HAR, VHG và CII là 5 mã có thanh khoản cao nhất sàn HOSE, trong khi đó HNX thì có KLS, SCR, SPI, VIX và TVC. Nhóm này không có nhiều thay đổi so với tuần giao dịch trước đó.

Về giao dịch nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại bán ròng trên HOSE với 1,058 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với gần 41 tỷ đồng. Tuy nhiên loại bỏ giao dịch thoả thuận đột biến ở VIC và MSN thì khối ngoại vẫn mua ròng gần 359 tỷ đồng trên HOSE.Trên HOSE, lực bán ròng tập trung mạnh nhất là ở VIC với 1,143 tỷ đồng và MSN với 245 tỷ đồng chủ yếu thông qua giao dịch thoả thuận, tiếp theo là CTD với 33 tỷ đồng, VCB với 30.2 tỷ, HSG với 26.5 tỷ đồng… Về phía mua ròng là các mã như SSI với gần 115.5 tỷ đồng, tiếp theo là HPG với 65.4 tỷ, MBB với 31.7 tỷ đồng...Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở PVS với 22 tỷ đồng, SCRvới 21.2 tỷ đồng và IVS với gần 8.7 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở NET và NTP với 29.5 tỷ và 3.4 tỷ đồng.

Vị trí á quân về cổ phiếu tăng giá trong tuần quan không có sự thay đổi với ATA hơn 26% trên HOSE và NDF hơn 21% trên HNX. Trong khi đó, LCM, VOS, KHB và KSQ nằm trong nhóm giảm giá mạnh.

 

(*) Danh sách các cổ phiếu được xét có khối lượng giao dịch trên 100,000 đơn vị.

Các tin tức khác

>   12/04: Bản tin 20 giờ qua (12/04/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 12/04 (12/04/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/04: Hướng về 580-585 điểm (11/04/2016)

>   Cổ phiếu nào đang xứng đáng đồng tiền bát gạo? (11/04/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 11/04: Tiền vào quá đã (11/04/2016)

>   SCJ: Đưa vào danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ (11/04/2016)

>   ADC: Thay đổi số lượng Cổ phiếu đang lưu hành (11/04/2016)

>   SDD: Đưa cổ phiếu SDD ra khỏi diện bị cảnh báo (11/04/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 11/04 (11/04/2016)

>   11/04: Bản tin đầu tuần (11/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật