Thứ Sáu, 01/04/2016 16:27

Điều gì khiến giá dầu giảm kịch tính rồi tăng sốc?

Giá dầu đã lao xuống đáy 13 năm và sau đó hồi sinh trở lại tới 42% chỉ trong vòng 3 tuần. Cuối cùng, dầu khôi phục phần lớn đà sụt giảm trong quý 1/2016 và trở về mức sát 40 USD/thùng.

Theo CNNMoney, động lực đem lại cú chuyển mình ngoạn mục này xuất phát từ các yếu tố chính trị và một số nhận định từ các nhà sản xuất lớn.

Nhìn lại đà biến động điên dại của giá dầu trong quý 1

Nguồn: CNN Money

Ả-rập Xê-út cắt đứt quan hệ với Iran

Trong năm 2016, giá dầu đã bắt đầu biến động mạnh sau khi Ả-rập Xê-út tuyên bố chấm dứt mối quan hệ ngoại giao và thương mại với Iran.

Được biết, cả 2 quốc gia này đều là những nhà sản xuất dầu chủ chốt trên thế giới và việc cắt đứt quan hệ ngoại giao cho thấy rất khó để các nhà sản xuất dầu đối đầu có thể hợp tác với nhau nhằm hỗ trợ giá nhiên liệu này.

Nỗi sợ mang tên Trung Quốc

Tại thời điểm đầu năm 2016, các thị trường tại Trung Quốc bất ngờ tụt dốc nặng nề, qua đó “đè nặng” lên tâm lý nhà đầu tư và khiến giá dầu lao dốc.

Biến động và dữ liệu kinh tế ảm đạm của Trung Quốc đã châm ngòi cho mối lo lắng về nhu cầu dầu ảm đạm từ quốc gia nhập khẩu ròng lớn nhất thế giới. Điều này có thể khiến tình trạng dư cung toàn cầu càng thêm trầm trọng - nguyên nhân chính khơi nguồn cho đà trượt dốc của giá dầu.

Trong tháng 1/2016, dầu đã lao xuống mức 26.21 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ năm 2003.

Lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ

Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran đã khiến giá dầu tụt dốc vào giữa tháng 1/2016. Iran đã chờ đợi thời khắc này trong nhiều tháng với mong muốn sớm trở lại vị trí nhà sản xuất dầu hàng đầu trên toàn cầu.  

Iran từng kỳ vọng sẽ nâng sản lượng dầu thêm 500,000 thùng/ngày ngay sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, số liệu thống kê lại cho thấy sản lượng Iran chỉ tăng thêm 220,000 thùng/ngày trong tháng 2/2016, qua đó góp phần hỗ trợ giá dầu.

Ả-rập Xê-út và Nga nhất trí “đóng băng” sản lượng

Giá “vàng đen” đã tăng mạnh trong tháng 2/2016 nhờ các dấu hiệu cho thấy một vài nhà sản xuất dầu có thể cắt giảm sản lượng. Ả-rập Xê-út và Nga đã nhất trí “đóng băng” sản lượng tại mức tương đương tháng 1/2016 với điều kiện các quốc gia khác cũng hành động tương tự.

Tuy nhiên, sau đó, thỏa thuận đã bị phá vỡ và cả Nga lẫn Ả-rập Xê-út đều gia tăng sản lượng trong tháng 2/2016. Một lần nữa, giá dầu lại trượt dốc nặng nề.

Nhảy vọt nhờ kỳ vọng

Giá dầu vượt mốc 40 USD/thùng vào giữa tháng 3/2016. Chỉ trong vòng 5 tuần, dầu đã hồi sinh ngoạn mục với mức nhảy vọt 54%. Tuy nhiên, điều này cũng khiến nhà đầu tư bối rối vì cho đến nay tình trạng dư cung toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.

Động lực đem lại đà tăng cho dầu xuất phát từ kỳ vọng các nhà sản xuất trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ đồng ý “đóng băng” sản lượng trong cuộc họp ngày 17/04/2016 ở Doha, Qatar./.

Các tin tức khác

>   Nghiên cứu truy thu 254 tỷ đồng của 12 doanh nghiệp xăng dầu (01/04/2016)

>   Dầu nhảy vọt gần 14%/tháng, mạnh nhất gần một năm (01/04/2016)

>   Xăng dầu sẽ chưa “cõng thêm” tiền tăng phí bảo vệ môi trường (31/03/2016)

>   Gas tăng giá thêm 10.000 đồng/bình 12kg (31/03/2016)

>   Đằng sau quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng dầu là gì? (31/03/2016)

>   Dầu chấm dứt 5 phiên lao dốc liên tiếp (31/03/2016)

>   Dầu lao dốc liền 5 phiên xuống thấp nhất 2 tuần (30/03/2016)

>   Dầu sụt liền 4 phiên trước tình trạng dư cung kéo dài (29/03/2016)

>   Công ty dầu lửa không còn muốn tìm mỏ mới (28/03/2016)

>   Nhà máy gần 1.900 tỉ đồng dừng hoạt động (28/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật