Thứ Tư, 27/04/2016 10:04

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ Tân Đại Hưng: Ông Phạm Trung Cang trở lại HĐQT sau 3 năm vắng bóng

Sáng ngày 27/04, ĐHĐCĐ thường niên 2016 CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua tất cả tờ trình. Đáng chú ý là sự trở lại HĐQT của ông Phạm Trung Cang sau hơn 3 năm vắng bóng.

Ông Phạm Trung Cang là Thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB), Nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (HOSE: EIB) và Nguyên Chủ tịch HĐQT Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC). Vào tháng 8/2012, liên quan đến vụ án bầu Kiên, ông Phạm Trung Cang đã từ nhiệm các vị trí trên. Cũng trong vụ án này, Tòa sơ thẩm vào tháng 6/2014 đã tuyên án bị cáo Phạm Trung Cang 3 năm tù và giữ nguyên mức án này tại phiên phúc thẩm cuối năm 2014.

Tại kỳ Đại hội này, ông Phạm Trung Cang đã xuất hiện trở lại HĐQT Nhựa Tân Đại Hưng cho nhiệm kỳ mới (2016 – 2020). Trong 3 năm vắng bóng, con gái ông là bà Phạm Đỗ Diễm Hương đã thay cha giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Khi đó, bà Hương là vị Chủ tịch trẻ nhất sàn chứng khoán khi tuổi đời chỉ mới 24.

Danh sách HĐQT:

  • Ông Phạm Trung Cang
  • Bà Phạm Đỗ Diễm Hương – Tổng giám đốc (con gái ông Cang)
  • Ông Nguyễn Văn Hùng
  • Bà Tôn Thị Hồng Minh
  • Ông Phạm Văn Mẹo (em trai ông Cang)
  • Bà Nguyễn Thị Thanh Loan – Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng
  • Ông Trần Hữu Vinh – Giám đốc SX & GC

Danh sách BKS:

  • Ông Lâm Nguyễn Quốc Nghĩa
  • Bà Đào Thanh Tuyền
  • Ông Nguyễn Thanh Dũng – Cán bộ Công nghệ SX

Được biết, gia đình ông Cang đang sở hữu 19.95% vốn TPC gồm riêng ông Cang là 13.2%, vợ - bà Đỗ Thị Quế Thanh sở hữu 2.95%, con gái – bà Phạm Đỗ Diễm Hương sở hữu 3.67% vốn và em trai - ông Phạm Văn Mẹo có sở hữu 0.14% vốn TPC.

Chia sẻ bên lề Đại hội với người viết, ông Phạm Trung Cang (ảnh) cho biết Luật không cho phép ông tham gia hoạt động của ngân hàng, còn riêng hoạt động các doanh nghiệp khác thì vẫn bình thường. Tính đến hiện tại, ông cũng đã thực hiện xong hết nghĩa vụ pháp lý. 

Kế hoạch lãi ròng gần 15 tỷ, cổ tức 7%

Theo phát biểu của ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Chủ tịch TPC, HĐQT nhận định giá dầu và hạt nhựa toàn cầu sẽ tiếp tục giảm trong đầu năm 2016 nhưng sẽ tăng dần. Đồng thời hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành bao bì thấp dần, các doanh nghiệp cạnh tranh kém sẽ tiếp tục bị đào thải, đặc biệt sau khi các hiệp định thương mại đã ký với khối ASEAN, EU và TPP có hiệu lực. Do đó, kế hoạch kinh doanh năm 2016 sẽ gồm sản lượng bao bì 11,000 tấn, doanh thu 474 tỷ, lãi ròng 14.9 tỷ và cổ tức 7%.

Kế hoạch này giảm mạnh về mặt doanh thu so với năm 2015 nhưng cải thiện về mặt lợi nhuận. Nguyên nhân là do doanh thu bị ảnh hưởng bởi giá dầu nên suy giảm, tuy nhiên lợi nhuận sẽ tăng trưởng 41% so với thực hiện năm 2015.

Những định hướng trong thời gian tới mà HĐQT tập trung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động như nghiên cứu áp dụng một số công nghệ để phát triển sản phẩm mới, đầu tư đổi mới các loại máy móc thiết bị sản xuất để tiết kiệm lao động, nguyên liệu năng lượng.

Ông Hùng cho rằng việc đổi mới thiết bị máy móc là cấp thiết nhất, bên cạnh đó đội ngũ nhân sự cũng cần được đầu tư hơn nữa trong việc đào tạo thế hệ trẻ.

ĐHĐCĐ thường niên TPC sáng ngày 27/04

Tái cấu trúc toàn diện, đổi mới thiết bị máy móc

Trước khi bắt đầu thảo luận, ông Cang chia sẻ, hai năm qua có nhiều biến cố cá nhân nên không thể đồng hành cùng Công ty. Tuy nhiên, HĐQT vẫn giữ vững hoạt động và thậm chí còn làm tốt hơn. Ông Cang gửi lời cám ơn đến toàn thể cán bộ công nhân viên và cổ đông đã đồng hành cùng Công ty.

Hiện nay khi đã trở lại HĐQT, ông Cang cho biết sẽ tạo ra được bước đột phá mới, tái cấu trúc toàn diện công ty đầu tư theo chiều sâu, cải tiến máy móc thiết bị. Bởi TPC đã hoạt động hơn 30 năm qua, máy móc đã cũ và chi phí bảo trì tốn nhiều nhưng năng suất không cao.

Chia sẻ rõ hơn về nền tảng cho kế hoạch kinh doanh 2016?

Ông Hùng cho biết bài toán thực hiện được kế hoạch liên quan đến thị phần, tổng sản lượng 11,000 tấn chắc chắn thực hiện được. Đây là nhiệm vụ của bộ phần kinh doanh để tìm được đơn hàng giá cao. Chìa khóa duy nhất để thực hiện được là kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên kinh doanh.

Đầu tư máy móc thiết bị thì nguồn vốn thực hiện ra sao?

Tân Đại Hưng tự cân đối được, ngân sách năm nay chi 10 tỷ cho đổi mới thiết bị này. Hiện nay vẫn còn đổi mới nhiều nữa, HĐQT sẽ cân nhắc lộ trình cụ thể và nguồn vốn thực hiện

Về thâu tóm trong ngành nhựa, Tân Đại Hưng có ý định M&A để tăng sức cạnh tranh không?

Hiện nay hầu hết doanh nghiệp nhựa lớn ở Việt Nam đã được mua một phần hoặc toàn bộ, còn Tân Đại Hưng không có định hướng đó, không mua hay bán cho ai. Tân Đại Hưng cảm thấy tự cạnh tranh được ít nhất là 3 năm tới./.

Các tin tức khác

>   DNL: 11/05 GDKHQ nhận cổ tức 2015 tỷ lệ 10% (27/04/2016)

>   PTS: Báo cáo tài chính quý 1/2016 (công ty mẹ) (27/04/2016)

>   HGM: Nghị quyết, biên bản ĐHĐCĐ (27/04/2016)

>   HCC: Nghị quyết, biên bản ĐHĐCĐ (27/04/2016)

>   KSD: Báo cáo tài chính quý 1/2016 (27/04/2016)

>   SDB: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (27/04/2016)

>   ICN: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (27/04/2016)

>   LCD: Nghị quyết, biên bản ĐHĐCĐ (27/04/2016)

>   ĐHĐCĐ Dream House: Đầu tư vào KSB để tận dụng nguồn đầu vào (27/04/2016)

>   DNY: Nghị quyết, biên bản ĐHĐCĐ (27/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật