Thứ Bảy, 16/04/2016 09:15

Dầu tiến gần 2%/tuần khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp ở Doha

  • Tuần qua, dầu WTI tiến 1.6% và dầu Brent tăng 2.7% bất chấp đà giảm ngày thứ Sáu
  • Giá dầu lao dốc sau tin Bộ trưởng Dầu mỏ Iran sẽ không tham gia cuộc họp tại Doha

Các hợp đồng dầu thô tương lai sụt giảm vào ngày thứ Sáu, nhưng vẫn tăng giá trong tuần qua khi các chuyên viên giao dịch trông chờ cuộc họp giữa các nhà sản xuất chủ chốt vào ngày Chủ nhật để bàn luận về kế hoạch “đóng băng” sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu và xoa dịu tình trạng dư cung toàn cầu, MarketWatch đưa tin.

Dầu trượt dài sau tin Bộ trưởng Dầu mỏ Iran không tham dự cuộc họp tại Doha


Được biết, giá dầu tích tắt rút ngắn đà sụt giảm sau khi dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ lùi 3 giàn xuống 351 giàn tính tới ngày thứ Sáu, đánh dấu 4 tuần lao dốc liên tiếp.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex rớt 1.14 USD (tương ứng 2.8%) xuống 40.36 USD/thùng. Giá dầu WTI đã trượt dốc 3 phiên liên tiếp nhưng vẫn tăng 1.6% trong tuần qua.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 6 trên sàn London hạ 74 xu (tương ứng 1.7%) xuống 43.10 USD/thùng. Dù vậy, hợp đồng này vẫn leo dốc 2.7% trong tuần qua.

Cả 2 hợp đồng dầu WTI lẫn dầu Brent đều tăng cao vào đầu phiên giao dịch nhưng nhanh chóng quay đầu sụt giảm hơn 1% sau tin Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh sẽ không có mặt tại cuộc họp giữa các nhà sản xuất dầu vào ngày Chủ nhật ở Doha, Qatar.

Theo dự kiến, hơn 12 nhà sản xuất chủ chốt, bao gồm Ả-rập Xê-út và Nga, sẽ có mặt tại cuộc họp để bàn luận về kế hoạch “đóng băng” sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn nghi ngờ về kết quả cuộc họp.

Giá dầu đã nhảy vọt kể từ khi ý tưởng về kế hoạch “đóng băng” sản lượng tại mức hiện tại lần đầu tiên được đưa ra vào giữa tháng 2/2016. Tuy nhiên, đà tăng đã bị chững lại trong vài tuần gần đây do sự không chắc chắn về kết quả cuộc họp ở Doha.

Ngay cả khi các nhà sản xuất dầu tiến tới thỏa thuận “đóng băng” sản lượng, nhiều nhà phân tích vẫn nghi ngờ liệu tác động của thỏa thuận này có đủ mạnh để xoa dịu tình trạng dư cung toàn cầu đã “đè nặng” lên giá dầu trong suốt 2 năm qua.

Trong ngày thứ Sáu, các chuyên viên giao dịch cũng nhận được thông tin tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc lại giảm sút tại thời điểm đầu năm 2016.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng xăng giao tháng 5 hạ 4.4 xu (tương ứng 3%) xuống 1.461 USD/gallon. Tính chung trong cả tuần qua, hợp đồng này lùi nhẹ 0.2%. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 5 mất 2.2 xu (tương ứng 1.8%) còn 1.232 USD/gallon nhưng vẫn leo dốc 2.7% trong cả tuần qua.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 5 lao dốc 6.8 xu (tương ứng 3.5%) xuống 1.902 USD/MMBtu, nâng tổng mức sụt giảm trong tuần qua lên 4.4%./.

Các tin tức khác

>   Dầu trượt dài sau tin Bộ trưởng Dầu mỏ Iran không tham dự cuộc họp tại Doha (15/04/2016)

>   ĐHĐCĐ GAS: Đã có kế hoạch cho kịch bản giá dầu về 20 USD/thùng (15/04/2016)

>   “Thế giới sắp thoát cảnh thừa dầu” (15/04/2016)

>   Dầu giảm giá chờ tin từ cuộc họp Doha (15/04/2016)

>   Dầu đảo chiều sau 3 phiên liền leo dốc (14/04/2016)

>   Giá dầu đã thoát giai đoạn tồi tệ nhất? (13/04/2016)

>   Siêu dự án thép Dung Quất: Cảnh giác với chủ đầu tư (13/04/2016)

>   Đề xuất 2 phương án quy định đại diện theo pháp luật của TKV (13/04/2016)

>   Dầu vọt gần 5% và lập đỉnh 2016 sau tin "đóng băng" sản lượng (13/04/2016)

>   Thỏa thuận Nga-OPEC có thể bị “phá bĩnh” như thế nào? (12/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật