Thứ Hai, 04/04/2016 21:36

Chủ đầu tư một số dự án giao thông đòi tăng phí

Chủ đầu tư một số dự án giao thông đòi tăng phí sau khi xây dựng thêm một số hạng mục của các tuyến đường.

Trên các trục đường chính hiện nay, trạm thu phí không chỉ dày đặc mà mức phí còn liên tục tăng. Ảnh minh họa: Anh Quân

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có văn bản đề xuất Bộ GTVT cho phép tăng phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ 1.500 đồng/ PCU/km (PCU là đơn vị quy đổi lấy xe 5 chỗ ngồi làm chuẩn) lên 2.000 đồng/CPU/km. Thời gian đề xuất tăng phí từ ngày 15-5-2016.

Theo ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc VEC, từ đầu năm 2016, VEC đã thảm thêm lớp tạo nhám trên toàn tuyến với khoản đầu tư 589,9 tỉ đồng và hoàn thiện các hạng mục phụ trợ để tăng tốc độ từ 100km/giờ lên 120 km/giờ.

Trong khi đó, mức thu phí tuyến đường vẫn giữ nguyên như phương án ban đầu là 1.500 đồng/CPU/km kể từ khi đưa vào khai thác một phần từ năm 2011. Hơn nữa, từ năm 2011 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 21% so với thời điểm đưa dự án vào khai thác. Do vậy, VEC xin điều chỉnh mức phí tăng thêm 500 đồng/CPU/km là để bù đắp một phần chi phí trượt giá và tổ chức khai thác vận hành tốt hơn.

Một dự án khác cũng được nhà đầu tư đề nghi tăng phí là dự án BOT đường ĐT741 nối Bình Dương và Bình Phước. Theo lý giải của chủ đầu tư là Công ty TNHH đầu tư hạ tầng VNG, việc đề nghị tăng phí là do công ty phải bổ sung thêm dự án chiếu sáng trị giá 47 tỉ đồng nằm ngoài tổng mức đầu tư.

Đồng thời, chủ đầu tư dẫn giải do doanh thu thực tế không đạt so với phương án tài chính ban đầu nên phải tăng mức phí để bù vào. Doanh nghiệp này đề nghị mức tăng thấp nhất là 5.000 đồng và cao nhất là 20.000 đồng/lượt xe.

Trước đó hồi tháng 1-2016 một loạt các trạm thu phí BOT trên quốc lộ 1A đã đồng loạt tăng phí từ 30.000 đến 35.000 đồng/lượt đối với xe dưới 12 ghế ngồi; và tăng từ 160.000 đồng/lượt lên 180.000 đồng/lượt với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet.

Đến ngày 1-4, mức phí lại tăng tại hai trạm ở Quốc lộ 5 lên 50% so với mức thu trước đó; còn đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới đưa vào khai thác toàn bộ từ cuối năm 2015 cũng đã tăng 25%.

Điều mà nhiều người dân và doanh nghiệp phản đối ở hai trạm thu phí trên Quốc lộ 5 là phí vừa tăng từ ngày 1-12-2015, đến ngày 1-4-2016 lại tăng tiếp.

Lê Anh

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Khu dân cư phường Đông Hưng Thuận Quận 12 (04/04/2016)

>   Hà Nội: Ký túc xá nghìn tỷ bỏ hoang (04/04/2016)

>   Tiếp tục tranh chấp giá thuê đất KCN (04/04/2016)

>   Hà Nội cần 1,235,380 tỷ đồng để quy hoạch giao thông đến năm 2030 (01/04/2016)

>   Hà Nội phê duyệt tỷ lệ 1/500 đô thị hai bên tuyến phố Thái Thịnh (01/04/2016)

>   SC5 bán hết 50% vốn tại Thương mại Xây dựng và Kinh doanh nhà An Phúc cho DTA (04/04/2016)

>   TP.HCM: 28 cây cầu yếu cần được tu sửa (01/04/2016)

>   Vinalines xin lùi thời hạn di dời siêu lô đất vàng Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (01/04/2016)

>   TP.HCM công bố 31 dự án được bán nhà hình thành trong tương lai (01/04/2016)

>   SCR: Giảm thuế TNDN, lãi ròng sau kiểm toán tăng hơn 22 tỷ đồng (01/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật