Thứ Sáu, 01/04/2016 18:26

Hà Nội cần 1,235,380 tỷ đồng để quy hoạch giao thông đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2030 là khoảng 1,235,380 tỷ đồng.

Theo đó, phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thủ đô Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,345 km2 và dân số 6.7 triệu người (thống kê 2011) có mở rộng ra vùng phụ cận thủ đô Hà Nội. Đối tượng quy hoạch là hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện đáp ứng được các tiêu chí gồm bền vững, đồng bộ, hiện đại trên cơ sở định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050.  Quy hoạch được làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, kết cấu hạ tầng cần đáp ứng các tiêu chí:

  • Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch xây dựng đô thị để đảm bảo diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 20-26% cho đô thị trung tâm; đạt 18-23% cho các đô thị vệ tinh và đạt 16-20% cho các thị trấn. Trong đó, diện tích đất cho giao thông tĩnh cần đạt 3-4%.
  •  Về vận tải hành khách công cộng tập trung ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt 30-35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 khoảng 50-55%, sau 2030 đạt 65-70%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%, sau năm 2030 đạt tối đa 50%. Vận tải hành khách liên tỉnh đường bộ khoảng 75-80%, đường sắt khoảng 10-15%, hàng không khoảng 7-10%. Vận tải hàng hòa liên tỉnh đường bộ khoảng 65-70%, đường sắt khoảng 3-5%, đường thủy khoảng 25-30%.
  • Với các cao tốc 4-8 làn xe song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn theo các hướng cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, cao tốc Hà Nội – TP.HCM, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Nội Bài – Hạ Long, cao tốc Hà Nội – Hòa Bình, cao tốc Tây Bắc – Quốc lộ 5, đường TP.HCM. Đại lộ Thăng Long và Pháp Vân – Giẽ được quy hoạch là cao tốc đô thị.
  • Trong khi đó, quốc lộ được cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm hiện tại thành đường có 4-6 làn xe cơ giới.
  • Với các đường vành đai giao thông liên vùng sẽ xây dựng mới đường vành đai 4 với chiều dài 148 km; đường vành đai 5 theo quy hoạch sẽ có chiều dài 375 km.

Cũng theo quy hoạch, Hà Nội sẽ xây dựng 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong khu vực Hà Nội, 8 cầu qua sông Đuống, 3 cầu qua sông Đà.

Xây dựng 18 ga đường sắt

Đáng chú ý là hạ tầng đường sắt xây dựng 6 ga lập tàu gồm ga Hà Nội khoảng 15 ha, ga Yên Viên 60-70 ha, ga Lạc Đạo 70-80 ha, ga Tây Hà Nội 60-70 ha, ga Ngọc Hồi 98-130 ha và Bắc Hồng 120 ha.

Song song, xây dựng 6 ga quan trọng khác gồm ga Giáp Bát 32 ha, ha Hà Đông 15-30 ha, ga Mê Linh 19 ha, ga Đông Anh 12-13 ha, ga Gia Lâm 9 ha, ga Phú Thụy 30 ha.

Xây dựng 6 ga trung gian có diện tích 12-23 ha gồm Trung Giã, Đa Phúc, Việt Hùng, Phùng, Phú Xuyên, Thường Tín.

9 tuyến đường sắt đô thị dài gần 320 km

Hệ thống đường sắt đô thị khu vưc trung tâm sẽ có tuyến số 1 dài 36 km, tuyến số 2 dài 42 km, tuyến số 2A dài 14 km, tuyến số 3 dài 26 km, tuyến số 4 dài 54 km, tuyến số 5 dài 39 km, tuyến số 6 dài 43 km, tuyến số 7 dài 28 km, tuyến số 8 dài 37 km.

Sẽ có 8 tuyến xe buýt nhanh

Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ phát triển 8 tuyến xe buýt nhanh gồm 1- Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa, chiều dài khoảng 14 km; 2- Ngọc Hồi - Phú Xuyên (đi theo Quốc lộ 1 cũ), chiều dài khoảng 27 km; 3- Sơn Đồng - Ba Vì, chiều dài khoảng 20 km; 4- Phù Đổng - Bát Tràng - Hưng Yên, chiều dài khoảng 15 km; 5- Gia Lâm - Mê Linh (Vành đai 3), chiều dài khoảng 30 km; 6- Mê Linh - Sơn Đồng - Yên Nghĩa - Ngọc Hồi - Quốc Lộ 5 - Lạc Đạo (Vành đai 4), chiều dài khoảng  53 km; 7- Ba La - Ứng Hòa chiều dài khoảng 29 km; 8- Ứng Hòa - Phú Xuyên, chiều dài khoảng 17 km. Một số tuyến đường sắt đô thị khi chưa xây dựng có thể sử dụng hình thức xe buýt nhanh: Tuyến số 4, số 8, và tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai.

Theo thực tế giao thông của từng giai đoạn, có thể xem xét bố trí tuyến xe buýt nhanh trên một số tuyến đường có đủ điều kiện về hạ tầng.

4 cảng hàng hóa với tổng công suất 7.5 triệu tấn/năm

Với hệ thống cảng, Hà Nội quy hoạch 4 cảng hàng hóa chính gồm cảng Hà Nội cho tàu trọng tải 1,000 tấn, công suất 500,000 tấn/năm; cảng Khuyến Lương (sông Hồng) cho tàu trọng tải 1,000 tấn, công suất 2.5 triệu tấn/năm; cảng Phù Đổng (sông Đuống) cho tàu trọng tải 800 tấn, công suất 3 triệu tấn/năm; cụm cảng Đa Phúc (sông Công) cho tàu trọng tải 600 tấn, công suất 1.5 triệu tấn/năm. Trong đó, cảng Hà Nội được đầu tư theo hướng chuyển đổi công năng chủ yếu phục vụ du lịch, kết hợp bốc dỡ hàng hóa sạch.

Cảng hàng không Nội Bài sẽ đạt 50 triệu hành khách/năm

Trong hạ tầng hàng không, cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ được cải tạo, nâng cấp thành cảng hàng không, sân bay quốc tế lớn phía bắc. Đến năm 2020, cảng hàng không cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, lượng hành khách đạt 20-25 triệu hành khách/năm và trên 260,000 tấn hàng hóa/năm. Đến năm 2030 cảng hàng không cấp 4F có thể tiếp nhận 35 triệu hành khách/năm và sau 2030 là 50 triệu hành khách/năm, nửa triệu tấn hàng hóa/năm.

Cảng hàng không Gia Lâm sử dụng chung cho dân dụng nội địa tầm ngắn và  quân sự, lượng hành khách 290,000 hành khách/năm. Sân bat Hòa Lạc, Miếu Môn phục vụ mục đích quận sự, có thể phục vụ dân sự khi có yêu cầu. Sân bat Bạch Mai là sân bay cứu hộ, trực thăng.

Xây dựng 7 bến xe khách khu đô thị trung tâm

Cũng theo quy hoạch, Hà Nội sẽ nâng cấp các bên xe hiện có gồm Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát, Gia Lâm, Thường Tín. Xây dựng mới bến xe khách Xuân Mai thành bến xe cấp 3 kết hợp điểm trung chuyển xe buýt.

Xây dựng mới các bến xe khách liên tỉnh kết hợp các điểm đầu cuối xe buýt tại mỗi khu vực:

Khu đô thị trung tâm gồm: 1- Bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông) diện tích khoảng 7 ha; 2- Bến xe phía Đông Bắc (Cổ Bi, huyện Gia Lâm) diện tích khoảng 8-10 ha; 3- Bến xe phía Nam (Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) diện tích khoảng 11 ha; 4- Bến xe Đông Anh diện tích khoảng 5,3 ha; 5- Bến xe Phùng (huyện Đan Phượng) diện tích khoảng 8-10 ha; 6- Bến xe phía Tây (huyện Quốc Oai) diện tích khoảng 5-7 ha; 7- Bến xe phía Bắc (Nội Bài) diện tích khoảng 5-7 ha.

Khu đô thị vệ tinh gồm: Bến xe Phú Xuyên diện tích khoảng 5 ha; bến xe Xuân Mai diện tích khoảng 5 ha; bến xe Nam Hòa Lạc diện tích khoảng 5 ha; bến xe Bắc Hòa Lạc diện tích khoảng 5 ha; bến xe Sơn Tây 2 diện tích khoảng 5 ha; bến xe Nam Sóc Sơn diện tích khoảng 5 ha; bến xe Bắc Sóc Sơn diện tích khoảng 5 ha.

Theo đó, quỹ đất cho phát triển giao thông được phê duyệt là 33,237 ha. Trong đó diện tích cho đường bộ khoảng 15,989 ha, đường sắt 2,539 ha, các cảng sông 394 ha, sân bay 1,731 ha. Diện tích đất cho các đường cấp khu vực và cấp nội bộ khoảng 12,583 ha.

Hà Nội sẽ ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần như sau.

Các tin tức khác

>   Hà Nội phê duyệt tỷ lệ 1/500 đô thị hai bên tuyến phố Thái Thịnh (01/04/2016)

>   SC5 bán hết 50% vốn tại Thương mại Xây dựng và Kinh doanh nhà An Phúc cho DTA (04/04/2016)

>   TP.HCM: 28 cây cầu yếu cần được tu sửa (01/04/2016)

>   Vinalines xin lùi thời hạn di dời siêu lô đất vàng Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (01/04/2016)

>   TP.HCM công bố 31 dự án được bán nhà hình thành trong tương lai (01/04/2016)

>   SCR: Giảm thuế TNDN, lãi ròng sau kiểm toán tăng hơn 22 tỷ đồng (01/04/2016)

>   Gần 27.840 tỷ đồng xây 234km cao tốc Nha Trang-Phan Thiết (01/04/2016)

>   Đề xuất giải pháp xây chung cư giá 5 triệu đồng/m2 (01/04/2016)

>   HQC: Dự kiến phát hành gần 32 triệu cp trả cổ tức trong tháng 4 - 5/2016 (01/04/2016)

>   Gói 30,000 tỷ tiếp tục được ưu đãi đến khi giải ngân hết (31/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật