Thứ Tư, 09/03/2016 20:00

Ngưỡng Kháng cự/Hỗ trợ: Sử dụng như thế nào cho hiệu quả?

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự là những yếu tố kỹ thuật xuất hiện thường xuyên nhất trên đồ thị giá. Các ngưỡng này có thể bị phá vỡ do sự thay đổi của các yếu tố cơ bản so với kỳ vọng của nhà đầu tư (sự thay đổi về lợi nhuận, bộ máy quản lý, ...) hoặc do chính nhà đầu tư thay đổi kỳ vọng (nhà đầu tư mua khi thấy giá tăng). Vì vậy, tầm quan trọng của chúng là vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư.

Thị trường luôn biến động và sau mỗi năm nhà đầu tư lại có những trải nghiệm mới qua thời gian. Những kinh nghiệm rút ra dưới đây được tổng kết từ thực tiễn sử dụng ngưỡng kháng cự/hỗ trợ trong những năm vừa qua.

Chỉ nên mua/bán theo breakout khi khối lượng và xu hướng ủng hộ

Việc mua bán một cách rập khuôn luôn dễ bị ”bắt bài” và ngày càng kém hiệu quả. Nếu chỉ đơn thuần dựa vào các điểm breakout của giá để kiếm lời thì việc đầu tư xem ra quá đơn giản! Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn rất nhiều.

Vai trò của khối lượng giao dịch luôn được đề cao trong quá trình phân tích và đầu tư. Giá và khối lượng biến động cùng chiều thì xu hướng sẽ được duy trì tốt và mạnh mẽ. Nếu hai đại lượng này có biểu hiện ngược chiều nhau thì xu hướng hiện hành sẽ dễ bị đảo ngược.

Điều này lại càng mang ý nghĩa quan trọng tại các điểm breakout. Nếu giá phá vỡ một ngưỡng kháng cự để đi lên nhưng khối lượng lại sụt giảm mạnh thì nguy cơ thất bại của điểm breakout đó là rất lớn. Mặt khác, cũng cần phải lưu ý là nếu hướng breakout của giá ngược với xu hướng dài hạn thì nên thận trọng.

Ví dụ, đầu tháng 08/2014, cổ phiếu VIC đã phá vỡ được vùng đỉnh cũ 40,000 – 41,000. Giá cũng đang nằm bên trên nhóm MA vào thời điểm này chứng tỏ xu hướng đang là tăng trưởng mạnh.

Mặt khác, khối lượng cũng duy trì khá ổn định và tăng trưởng tốt trong giai đoạn này (thể hiện qua sự đi lên của đường EMA 20 của khối lượng). Vì vậy, đây là một điểm mua theo breakout khá an toàn. Sau đó, VIC tiếp tục bứt phá cho đến cuối tháng 8 mới tạo đỉnh.

Một lưu ý khác khi đầu tư theo các điểm breakout của kháng cự/hỗ trợ là chiến lược này mang tính chất tương đối ngắn hạn. Vì vậy, trong trường hợp bên trên nhà đầu tư có thể chốt lời sau 1-2 tuần tính từ thời điểm mua vào.

Rising/Falling Window cũng được coi là kháng cự/hỗ trợ

Vốn được thiết kế để sử dụng trong những trường hợp bất ngờ nên chiến lược này phát huy hiệu quả lớn khi thị trường có nhiều xáo trộn.

Dựa trên nguyên tắc đi theo xu hướng thị trường ngay khi có các khoảng trống (gap, window) xuất hiện như Rising Window, Falling Window..., chiến lược này thường xuyên cho ra các tín hiệu mua bán mang tính hiệu quả tức thời đi kèm với những ngưỡng cắt lỗ/mua lại cổ phiếu rõ ràng.

Nếu xuất hiện khoảng trống đi lên (Rising Window) thì sẽ cho ra tín hiệu mua và ngưỡng cắt lỗ sẽ là cận dưới của khoảng trống. Nếu giá giảm trở lại và phá vỡ cận dưới này thì nên cắt lỗ.

Nếu xuất hiện khoảng trống đi xuống (Falling Window) thì sẽ cho ra tín hiệu bán và ngưỡng mua lại cổ phiếu sẽ là cận trên của khoảng trống. Nếu giá tăng trở lại và phá vỡ cận trên này thì nên mua lại cổ phiếu để tránh bỏ lỡ cơ hội kiếm lời.

Thông thường, các khoảng trống sẽ xuất hiện khi có những biến động hoặc thông tin quan trọng phát sinh (breaking news). Vì vậy, chiến lược này đảm bảo cho nhà đầu tư không bị chậm trễ trong việc ra quyết định mua bán.

Cổ phiếu MSN cũng từng xuất hiện Rising Window trong giai đoạn tháng 08/2011. Do giai đoạn này các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ theo kiểu truyền thống không hiệu quả lắm nên việc sử dụng Rising Window như ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn sẽ phát huy hiệu quả trong giai đoạn này.

Kết luận

Việc quá chú trọng đến các chỉ báo, mẫu hình phức tạp.... có thể tiêu hao nhiều công sức và làm giảm hiệu quả trading của các trader. Các giá trị, kiến thức đã cũ như kháng cự/hỗ trợ đang được giới đầu tư chú ý nghiên cứu lại một cách nghiêm túc và phát triển lên một tầm cao mới. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp nhà đầu tư cải thiện được hiệu quả đầu tư của mình./.

Các tin tức khác

>   Hệ thống phân tích kỹ thuật: Xu hướng tăng tiếp tục được củng cố nhưng sẽ có rung lắc mạnh (09/03/2016)

>   Ngày 08/03/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (08/03/2016)

>   Bí quyết đầu cơ “cổ phiếu nóng” (29/02/2016)

>   Tuần 29/02-04/03/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (28/02/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 29/02-04/03/2016 (28/02/2016)

>   Cổ phiếu ngành Sản phẩm Cao su: Sẽ đáng chú ý để đầu tư? (26/02/2016)

>   Ngày 25/02/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (25/02/2016)

>   Ngày 01/03/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (01/03/2016)

>   Hệ thống phân tích kỹ thuật: Xu hướng tăng đang hiện diện nhưng có thể rung lắc mạnh (24/02/2016)

>   Ngày 23/02/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (23/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật