Chủ Nhật, 20/03/2016 21:04

Làm thế nào để dệt may Việt Nam tối đa hóa những lợi ích từ TPP?

Nhật Bản và Việt Nam vừa thống nhất khởi động đàm phán hướng tới phát triển ngành dệt may Việt Nam sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

Thỏa thuận trên đạt được tại cuộc họp lần thứ nhất của Ủy ban song phương Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác năng lượng, công nghiệp và thương mại tại Hà Nội, với sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Motoo Hayashi.

Bộ trưởng Hayashi có chuyến thăm Việt Nam trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 19/3, nhằm tìm kiếm các cách thức giúp các nhà bán lẻ Nhật Bản thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định TPP.

Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản và Mỹ sẽ được đẩy mạnh sau khi TPP được thực thi.

Hồi tháng 7/2015, hai nước đã nhất trí thành lập của Ủy ban hợp tác Việt Nam-Nhật Bản nhằm thảo luận về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công nghiệp song phương.

Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên TPP, hiệp định đã được ký kết vào tháng Hai vừa qua.

Theo hiệp định này, 12 nước sẽ dỡ bỏ hoặc hạ thấp biểu thuế quan và đưa ra các quy định về đầu tư và thương mại quốc tế thống nhất.

Đối thoại chính sách Việt Nam-Nhật Bản dự kiến sẽ bao trùm các vấn đề như làm thế nào để ngành dệt may Việt Nam có thể tối đa hóa những lợi ích từ TPP.

Bộ trưởng Hayashi có cuộc gặp với các quan chức Chính phủ Việt Nam để thảo luận về việc xúc tiến thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Ông Hayashi dự kiến sẽ gặp các doanh nhân Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/3./.

Lê Minh

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Chống điều kiện kinh doanh như cuộc chiến với cối xay gió (19/03/2016)

>   Cho vay theo chuỗi giá trị: Lợi ích cho nông dân, DN (19/03/2016)

>   Những triển vọng và trở ngại đầu tư tại Việt Nam (19/03/2016)

>   Chủ tịch Quốc hội Pháp: Nỗ lực cân bằng cán cân thương mại Pháp-Việt (18/03/2016)

>   Xây dựng ngành Than thành ngành công nghiệp phát triển (18/03/2016)

>   Hiện tượng El Nino sẽ ‘đủ lông đủ cánh’ trong tháng này (18/03/2016)

>   Ngành sản xuất ximăng Việt Nam trước sức ép “hàng ngoại” (18/03/2016)

>   Apple đầu tư: TP.HCM mong, Bình Dương mời, Bắc Ninh xốn xang (18/03/2016)

>   Sẽ có quy định pháp lý riêng cho cảng khu vực Cái Mép-Thị Vải (18/03/2016)

>   Không thuê Trung Quốc tư vấn quy hoạch đảo Lý Sơn (18/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật