Thứ Sáu, 18/03/2016 08:59

Chính phủ Trung Quốc ảnh hưởng lớn và bóp méo trong thương mại quốc tế

Tổng vụ chống bán phá giá và Trợ cấp của Ấn Độ (DGAD) đã bắt đầu tham vấn với các bên liên quan bao gồm cả các chuyên gia và các luật sư thương mại quốc tế về vấn đề này.

Bộ Thương mại Ấn Độ đang đánh giá những tác động về khả năng Trung Quốc được công nhận là “nền kinh tế thị trường” (MES) từ tháng 12 năm nay. Điều này xuất phát trong bối cảnh các nhà sản xuất của Ấn Độ trong các lĩnh vực thép, hóa chất, điện và các thiết bị điện tử bị "thiệt hại nghiêm trọng" bởi hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc được “định giá thấp một cách không công bằng" và việc sử dụng rộng rãi thuế chống bán phá giá của Ấn Độ để bù lỗ cho các nhà sản xuất trong nước do việc bán phá giá.

Có 535 vụ việc áp thuế chống bán phá giá bởi Ấn Độ kể từ năm 1994 -2014, trong đó tổng cộng có 134 vụ đối với các sản phẩm từ Trung Quốc.

Bắc Kinh đã trích dẫn từ thỏa thuận về việc Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 để nói rằng các nước thành viên WTO khi đó đã quyết định coi Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường kể từ tháng 12 năm 2016 khi tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá.

Do ảnh hưởng chính của việc Trung Quốc được công nhận KTTTsẽ là tới các vụ việc chống bán phá giá, Tổng vụ chống bán phá giá và Trợ cấp của Ấn Độ đã bắt đầu tham vấn với các bên liên quan bao gồm cả các chuyên gia và các luật sư thương mại quốc tế về vấn đề này.

Thương mại không công bằng

Bán phá giá là hành vi thương mại không công bằng của hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc chi phí sản xuất thông thường, do đó làm bóp méo thương mại quốc tế và gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước của nước nhập khẩu.

Theo thỏa thuận năm 2001 (Nghị định thư về việc gia nhập WTO của Trung Quốc), khi tính toán “giá trị thông thường" của hàng hóa xuất khẩutrong các vụ việc chống bán phá giá, các thành viên WTO có thể trong 15 năm (có nghĩa là cho đến tháng 12 năm 2016) không xem xét chi phí giá bán hàng và giá sản xuất ở Trung Quốc.Thay vào đó họ có thể tính toán "biên độ phá giá 'trên cơ sở giá xuất khẩu có thể so sánh được bán sang một nước thứ ba thích hợp và  bằng cách 'xây dựng' chi phí sản xuất với các điều chỉnh 'hợp lý '.

Điều này cho phép so sánh giá hoặc chi phí với các tiêu chuẩn bên ngoài để tính toán ‘giá trị thông thường’ và  ‘biên độ phá giá’ thường khiến cho nhiều quốc gia sử dụng phương pháp chống bán phá giá này một cách rộng rãi đối với Trung Quốc và áp đặt thuế chống bán phá giá cao.

Khoảng thời gian 15 năm đã được trao cho Trung Quốc để thực hiện những cải cách nội bộ và chuyển đổi thành một "nền kinh tế thị trường." Giống như Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) cũng đang tiến hành tham vấn các bên liên quan về việc xem xét công nhận KTTT đối với Trung Quốc.

Một khi Trung Quốc được công nhận KTTT, điều này sẽ hạn chế một cách nghiêm trọng khả năng Ấn Độ sử dụng phương pháp chống bán phá giá do cơ quan điều tra của Ấn Dộ (DGAD) sẽ phải sử dụng chi phí sản xuất và giá bán ở Trung Quốc . Điều đó có nghĩa là cơ hội để sử dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ ít hơn hoặc thuế chống bán phá giá thấp hơn ngay cả khi biện pháp này được áp dụng.

Để từ chối quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc, Ấn Độ - và những quốc gia/vùng lãnh thổ khác như Hoa Kỳ và EU – đã cho rằng không giống như trong "nền kinh tế thị trường", nơi giá cả chủ yếu được xác định chủ yếu bởi các yếu tố thị trường (nguồn cung và cầu), ở Trung Quốc, chính phủ có sự ảnh hưởng lớn và điều này gây ra sự bóp méo trong thương mại quốc tế. Các quốc gia này cũng trích dẫn các yếu tố như những khoản trợ cấp khổng lồ của chính phủ Trung Quốc, việc 'ấn định giá', việc“thiếu” những chuẩn mực kế toán thích hợp, bên cạnh đó còn có việc thiếu minh bạch trong không chỉ lãi suất cho vay, mà còn trong tiền lương tối thiểu và quyền sở hữu ở Trung Quốc./.

VCA

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp Trung Quốc “khốn đốn” vì biến động tỷ giá (17/03/2016)

>   Mỹ công bố dự án mở rộng bến phà tại thành phố New York (17/03/2016)

>   Thủ tướng Trung Quốc vỗ về giới đầu tư (16/03/2016)

>   Khi nước ngọt bị "tẩy chay" toàn cầu (16/03/2016)

>   Apple sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam (16/03/2016)

>   Khối thị trường chung Nam Mỹ xem xét việc đàm phán FTA với Mỹ (15/03/2016)

>   Công ty Trung Quốc “phá bĩnh” thương vụ Sheraton-Marriott (15/03/2016)

>   Gần 300 nhà đầu tư thế giới đồng loạt khởi kiện Volkswagen (15/03/2016)

>   IMF: Các nước sản xuất dầu của MENA cần thích ứng với giá dầu thấp (15/03/2016)

>   Sản lượng công nghiệp Eurozone tăng nhanh nhất trong hơn 6 năm (14/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật