Thứ Tư, 23/03/2016 13:20

Chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tháng 3 tăng gần 27%

Cục Thống kê Hà Nội vừa cho hay, trong tháng 3/2016, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 26.5% so tháng trước.

Mức tăng khá cao do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ, tháng 2 sản xuất ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ tết Nguyên đán, tháng 3 sản xuất đã đi vào ổn định nên hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước và tăng 10% so cùng kỳ.

Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 13% và tăng 5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 28% và 10%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng gần 10% và 11%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0.5% và 8%.

Theo đó, Cục Thống kê ước tính quý 1/2016, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 8.6% so cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6%.

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2016 có mức tăng trưởng khá cao so cùng kỳ. Những ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, có tốc độ tăng cao so với mức tăng bình quân chung như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 22%; sản xuất đồ uống tăng 11%; sản xuất trang phục tăng 40%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 34%; sản xuất kim loại tăng 25%...

Ngược lại thì chỉ số tiêu thụ sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 2 giảm 21% so tháng trước (do chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng bởi tháng tết Nguyên đán) và tăng 3.3% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2016 tăng 4.4% so cùng kỳ. Một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ sản phẩm tăng khá so với mức tăng chung như chế biến thực phẩm tăng 25%; sản xuất trang phục tăng 51%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 12.7%; sản xuất thuốc, hóa dược tăng 72%; sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 34%; sản xuất xe có động cơ tăng 32%... Bên cạnh đó cũng có những ngành có chỉ số tiêu thụ sản phẩm giảm so với cùng kỳ như sản phẩm dệt giảm 18.6%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ mây tre đan giảm 22%; sản xuất kim loại giảm 28%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính giảm 13%...

Chỉ số tồn kho sản phẩm tháng 2 tăng 2.3% so với tháng trước và tăng 24.7% so với cùng kỳ năm 2015. Một số ngành sản xuất có chỉ số tồn kho sản phẩm tương đối cao so với cùng kỳ như sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 491%; sản xuất thuốc, hóa dược tăng 219,1%); sản xuất sản phẩm từ cao su plastic tăng 427%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 302%; sản xuất xe có động cơ tăng 173%... Bên cạnh đó, nhiều ngành sản xuất có chỉ số tồn kho giảm đáng kể so với cùng kỳ như sản xuất chế biến thực phẩm giảm 23%; sản xuất đồ uống giảm 12%; sản xuất thuốc lá giảm 54%; sản xuất sản phẩm điện tử máy vi tính giảm 17%; sản xuất thiết bị điện giảm 38%…/.

Các tin tức khác

>   Giảm 35% phí đối với xe tải nặng (23/03/2016)

>   Nhà thầu Trung Quốc trúng thầu cung cấp đường ống nước Sông Đà (23/03/2016)

>   Công ty Sữa Cô gái Hà Lan hưởng ưu đãi sai quy định gần 10 năm? (22/03/2016)

>   Việt Nam có thể không còn được vay vốn ODA (22/03/2016)

>   Pepsico đòi ưu đãi vượt quy định? (22/03/2016)

>   Đầu tư đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ theo hình thức BOT (22/03/2016)

>   Sai phạm ngàn tỉ tại Vinafood 2: Lãnh đạo lại... rút kinh nghiệm! (22/03/2016)

>   Công ty In Hà Nội thắng thầu dự án phát triển giáo dục tại Sudan (22/03/2016)

>   Xuất khẩu cá tra sang Nga qua một năm sụt giảm (22/03/2016)

>   Quốc hội tán thành giảm diện tích đất KCN, khu kinh tế (21/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật