Thứ Năm, 04/02/2016 10:01

Nguy cơ xảy ra cuộc chiến giá cả trên thị trường khí đốt

Khả năng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ sẽ tràn ngập thị trường trong năm nay đang khiến giới đầu tư năng lượng trên toàn cầu lo ngại rằng Gazprom - tập đoàn khí đốt hàng đầu của Nga - có thể sẽ áp dụng một chiến lược tương tự của Saudi Arabia.

 

Theo giới quan sát tại nước Anh, một cuộc chiến khí đốt có lẽ là điều mà Nga đang cần. Giới phân tích cho rằng một chiến lược hợp lý về mặt kinh tế cho Gazprom là đẩy giá khí đốt xuống mức có thể khiến cho việc vận chuyển LNG từ Mỹ trở nên không có lãi, nhằm đánh bật LNG của Mỹ khỏi thị trường châu Âu.

Giải pháp này giúp bảo vệ thị phần của Gazprom tại "lục địa già," thị trường mang đến phần lớn lợi nhuận cho họ, trong khi nó cũng không khó thực hiện bởi giá khí đốt tại châu Âu hiện ở mức tương đối thấp.

Giá khí đốt giao ngay trên thị trường London giảm khoảng 50% trong hai năm qua. Trong khi đó, giá bán khí đốt theo hợp đồng của Gazprom - vốn theo sát giá khí đốt trên thị trường giao ngay - rất có thể sẽ tiếp tục giảm trong 6-9 tháng tới. James Henderson, chuyên gia dầu khí thuộc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford (OIES), cho rằng chẳng có lý gì khi phải nhượng thị phần cho một nhà sản xuất dầu khí có chi phí cao hơn.

Tương tự Saudi Arabia, Gazprom có công suất sản xuất khí đốt chưa sử dụng khá lớn, lên tới 100 tỷ m3, đồng thời cũng là một trong những nhà sản xuất khí đốt có chi phí thấp nhất.

Theo chuyên gia Henderson, khí đốt của Gazprom xuất sang Đức có giá 3,5 USD/1 triệu btu (đơn vị nhiệt lượng Anh), thấp hơn so với mức giá được coi là hòa vốn, ước khoảng 4,3 USD/1 triệu btu, của LNG xuất xứ từ Mỹ.

Tuy nhiên, xét từ khía cạnh khác, chiến lược hạ giá khí đốt hòng nhằm lợi thế nói trên có thể tác động không nhỏ lên các thị trường năng lượng toàn cầu. Một cuộc chiến giá cả trên thị trường khí đốt châu Âu, nếu xảy ra, có thể ảnh hưởng tới các khu vực cũng như các hàng hóa khác, từ LNG của Australia đến than đá của Colombia, đồng thời nó còn đe dọa tới sự tồn vong của ngành LNG còn sơ khai của Mỹ.

Về tác động đối với Gazprom, theo ước tính của nhà phân tích khí đốt châu Âu thuộc ngân hàng Société Générale tại Paris, Thierry Bros, tập đoàn dầu khí của Nga có thể mất 1,3 tỷ USD doanh thu trong năm nay liên quan tới việc "đẩy" LNG của Mỹ khỏi thị trường châu Âu, dù rằng con số này chưa bằng 1% doanh thu hàng năm của Gazprom.

Đánh giá về cuộc chiến giá cả mà Gazprom có thể khởi xướng, một số nhà phân tích nêu ra hai mục tiêu dễ nhận thấy cho cuộc chiến này là đánh bật LNG của Mỹ khỏi thị trường trong ngắn hạn và không khuyến khích các khoản đầu tư mới vào các dự án LNG trong dài hạn.

Với mục tiêu đầu, Gazprom sẽ chịu ảnh hưởng nhất định trong thời gian dài, bởi tập đoàn này cần phải giảm giá khí đốt giao ngay xuống dưới mức chi phí biên, trong khi việc thực hiện mục tiêu thứ hai (thông qua việc áp dụng chiến lược quản lý giá khí đốt tại châu Âu trong trung hạn nhằm hạn chế việc thông qua các dự án đầu tư vào LNG mới) có phần khả dĩ và ít thiệt hại hơn./.

Như Mai

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Dầu vọt mạnh 8% chờ tin từ Nga (04/02/2016)

>   Sát Tết, giá xăng giảm xuống mức kỷ lục 14.710 đồng/lít (03/02/2016)

>   Bộ Tài chính: Thu ngân sách từ dầu thô giảm gần 66% trong tháng Một (03/02/2016)

>   Nhân sự cấp cao ngành dầu khí biến động theo giá dầu? (03/02/2016)

>   Dầu rớt mốc 30 USD/thùng, xăng chìm xuống đáy 7 năm (03/02/2016)

>   Bộ Tài chính: Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn dư hơn 3.970 tỷ đồng (02/02/2016)

>   Giá xăng dầu có thể giảm nhẹ vào ngày 3/2 (02/02/2016)

>   Dầu quay đầu giảm mạnh 6% lần đầu trong 5 phiên (02/02/2016)

>   Mỹ chính thức xuất khẩu dầu thô trở lại sau 40 năm (01/02/2016)

>   Hôm nay (1.2), giá gas giảm hơn 20.000 đồng/bình (01/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật