Thứ Sáu, 19/02/2016 10:14

Lương tại các “ông lớn”: Nhân viên 13 triệu, sếp 40 triệu/tháng

“Việc soạn thảo xây dựng các nghị định về tiền lương phải hướng tới thực hiện tính toán, chi trả theo giá thị trường, đảm bảo sự công bằng vừa phát huy được động lực của các doanh nghiệp Nhà nước”.

Tiền lương của người lao động tăng ổn định từ 7- 8%/năm, năm 2015 đạt khoảng 7 triệu đồng/tháng (trong khi lương, thưởng trung bình của người lao động trong khối doanh nghiệp nói chung là 5 triệu đồng/tháng), viên chức quản lý khoảng 25 triệu đồng/tháng.

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp cho ý kiến về 3 dự thảo nghị định của Chính phủ về quản lý tiền lương công ty 100% vốn Nhà nước và công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước, ngày 18/2.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân, qua 3 năm thực hiện các nghị định của Chính phủ về tiền lương, thưởng tại doanh nghiệp Nhà nước, tiền lương của người quản lý đã gắn chặt với quy mô và lợi nhuận, khống chế mức tối đa, giảm khoảng cách giữa các doanh nghiệp và giữa người quản lý với người lao động.

Tiền lương của người lao động tăng ổn định từ 7- 8%/năm, năm 2015 đạt khoảng 7 triệu đồng/tháng (trong khi lương, thưởng trung bình của người lao động trong khối doanh nghiệp nói chung là 5 triệu đồng/tháng), viên chức quản lý khoảng 25 triệu đồng/tháng. Riêng 31 tổng công ty mẹ, tập đoàn kinh tế, tổng công ty hạng đặc biệt, người lao động đạt khoảng 13 triệu đồng/tháng, viên chức quản lý khoảng 40 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, theo ông Phạm Minh Huân, dự thảo Nghị định còn khuyến khích doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch thì cho bổ sung thêm tiền lương theo nguyên tắc cứ tăng 1% lợi nhuận so với kế hoạch thì được bổ sung 1% tiền lương, nhưng không quá tối đa 20% tiền lương kế hoạch.

Cũng theo Thứ trưởng Huân, nội dung cơ bản của các dự thảo tiếp tục quy định giao quyền tự chủ tuyển dụng, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật cho doanh nghiệp nhưng phải gắn chặt với kế hoạch sản xuất, kinh doanh, định mức lao động, dựa trên cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lao động hợp lý và phải chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu.

Kế hoạch lao động phải báo cáo đại diện chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; khuyến khích doanh nghiệp tiết kiệm lao động để tăng năng suất và tiền lương.

Để chi trả lương, thưởng cho lao động của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, định mức lao động để xác định số lao động, quỹ lương kế hoạch, đơn giá tiền lương gắn với tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định quỹ lương thực hiện và trả lương cho người lao động theo kết quả, năng suất và mức độ đóng góp của từng người dựa trên quy chế trả lương của doanh nghiệp.

Còn với viên chức quản lý doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước thì sẽ xác định tiền lương gắn với quy mộ độ phức tạp quản lý và hiệu quả sản xuất, kinh doanh theo mức lương cơ bản (tối đa là 36 triệu đồng) nhưng có điều chỉnh hệ số tăng thêm tiền lương theo hướng mở rộng. Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, hiệu quả thấp thì giữ nguyên nền tối đa hiện hành và giao cho đại diện chủ sở hữu quy định mức cụ thể.

Đối với doanh nghiệp cổ phần Nhà nước chi phối, cơ bản xác định tiền lương theo nguyên tắc đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước nhưng thông qua người đại diện vốn để có ý kiến với hội đồng quản trị quyết định.

Riêng tiền lương với viên chức quản lý thì dựa trên mức lương cơ bản như doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, nhưng mở rộng thêm hệ số điều chỉnh tiền lương gắn với quy mô hiệu quả thì tăng thêm tối đa không quá 2,5 lần.

Kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo cơ quan soạn thảo xây dựng nghị định theo hướng tiền lương phải hướng tới thực hiện tính toán, chi trả theo giá thị trường.

Phó thủ tướng cũng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ liên quan tiếp tục nghiên cứu việc phân loại các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện việc chi trả lương, thưởng nhằm bảo đảm tính công bằng, phù hợp trong quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó là tính toán để căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhằm có cách chi trả lương, thưởng và phát huy động lực của các doanh nghiệp Nhà nước.

Phó thủ tướng cũng đồng tình với các bộ, ngành rằng việc chi trả lương, thưởng tại doanh nghiệp Nhà nước sẽ tiệm cận với giá trị của thị trường hơn khi hoạt động tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện hiệu quả hơn nữa.

vneconomy

Các tin tức khác

>   2011 - 2016, nhiệm kỳ nhiều án tham nhũng lớn (19/02/2016)

>   Bổ sung vốn cho Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc (18/02/2016)

>   Tổng kinh phí dự kiến quy hoạch hệ thống cơ sở của Cảnh sát PCCC đến năm 2030 là 11,501 tỷ đồng (18/02/2016)

>   Hãng hàng không giá rẻ của Nhật muốn mở đường bay tới Việt Nam (18/02/2016)

>   Bí thư Đinh La Thăng: “Không có số của TGĐ Vinamilk làm sao bán sữa?” (18/02/2016)

>   Chi 11 tỉ USD, Sài Gòn hết kẹt xe? (18/02/2016)

>   Ấn Độ điều trần về chống bán phá giá pin khô AA của Việt Nam và Trung Quốc (18/02/2016)

>   Hiệp định TPP có thể thay đổi trong tương lai (18/02/2016)

>   Công ty Anh muốn xử lý bụi tại “thung lũng thép” (17/02/2016)

>   Chu Lai: Nhà máy xe chuyên dụng 150 tỷ đi vào hoạt động (17/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật