Thứ Tư, 24/02/2016 07:38

2 sàn chứng khoán hàng đầu châu Âu đàm phán sáp nhập

Sở giao dịch Chứng khoán London (LSE) xác nhận đang đàm phán về việc sáp nhập với sàn chứng khoán Deutsche Boerse của Đức nhằm tạo ra nhà điều hành sàn chứng khoán lớn nhất châu Âu và một đối thủ “đáng gờm” đối với các nhà điều hành sàn chứng khoán tại Mỹ.

 

Theo The Wall Street Journal, vụ "sáp nhập ngang hàng" (merger of equals) toàn bằng cổ phiếu này sẽ tạo ra một công ty có giá trị gần 20 tỷ bảng Anh (tương đương 28.3 tỷ USD) dựa trên giá đóng cửa của ngày thứ Hai. 

BBC cho biết trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, cổ phiếu LSE nhảy vọt 17% sau khi công ty này xác nhận đang "thảo luận chi tiết" với công ty của Đức về việc “sáp nhập ngang hàng”. Cổ phiếu của Deutsche Boerse cũng tiến 7%.

Nếu trót lọt, thương vụ này có thể biến công ty sau sáp nhập thành một tập đoàn toàn cầu ngang hàng với các công ty điều hành thị trường tại Mỹ như CME Group Inc. và Intercontinental Exchange Inc. Được biết, ngoài việc vận hành Sở GDCK New York, Intercontinental Exchange còn sở hữu các thị trường tại Bỉ, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh thông qua bộ phận Euronext.

Theo quy định của Anh, Deutsche Boerse sẽ phải đưa ra lời đề nghị chính thức vào ngày 22/03 hoặc rút khỏi thương vụ này.

Cả hai công ty đều cho rằng các hoạt động kinh doanh chính của họ sẽ tiếp tục hoạt động dưới thương hiệu hiện tại.

Theo các điều khoản của thỏa thuận tiềm năng, LSE sẽ sở hữu 45.6% cổ phiếu của công ty sau sáp nhập và Deutsche Boerse sẽ nắm giữ 54.4% cổ phần còn lại.

Công ty sau sáp nhập sẽ có một hội đồng quản trị duy nhất, bao gồm số lượng giám đốc bằng nhau từ 2 công ty ban đầu.

Các doanh nghiệp châu Âu đã và đang đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối tác của Mỹ về tiền mặt và thị trường phái sinh, khi các doanh nghiệp Mỹ tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh tại châu Âu. Vụ sáp nhập này có thể giải quyết được tình trạng đó.

Đây là lần thứ 3, LSE và Deutsche Boerse cố gắng đạt được thỏa thuận. Được biết, lần đàm phán sáp nhập đầu tiên diễn ra vào năm 2000 và lần thứ 2 diễn ra vào năm 2004-2005 nhưng cả hai đều thất bại vì thiếu sự ủng hộ của cổ đông và do mối lo ngại về vấn đề cạnh tranh của các nhà điều hành thị trường. Theo đó, bên cạnh cổ đông, thương vụ này cần phải nhận được sự phê chuẩn từ các nhà điều hành Anh và Đức cũng như Ủy ban châu Âu (EC).

Cụ thể vào năm 2000, LSE và Deutsche Boerse tuyên bố cả 2 đang trong quá trình đàm phán sáp nhập. Tuy nhiên, LSE buộc phải rút khỏi các cuộc thảo luận khi sàn OM Exchange của Thụy Điển muốn tham gia thương vụ này với đề nghị mua lại LSE với giá 808 triệu bảng Anh. Tuy nhiên, LSE đã từ chối lời đề nghị này.

Vào tháng 12/2004, Deutsche Boerse cũng đưa ra đề xuất sáp nhập 1.3 tỷ bảng Anh nhưng đã bị từ chối./.

Các tin tức khác

>   Dow Jones sụt gần 200 điểm khi dầu trượt dốc trở lại (24/02/2016)

>   “Đế chế” khai mỏ lỗ gần 6 tỷ USD trong nửa năm (23/02/2016)

>   Dow Jones tăng 3 con số khi dầu vọt hơn 6% (23/02/2016)

>   Trung Quốc thay lãnh đạo chứng khoán (21/02/2016)

>   Hãng Mazda thu hồi tới 1,9 triệu xe ôtô do lỗi túi khí (20/02/2016)

>   Phố Wall có tuần tăng điểm mạnh nhất 2016 (20/02/2016)

>   Giá dầu khiến 500 DNNY lớn nhất Mỹ trải qua quý thất bát nhất từ 2009 (19/02/2016)

>   46 nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra vụ TQ thâu tóm sàn CK Chicago (19/02/2016)

>   Phố Wall đổi hướng sau 3 phiên leo dốc liên tiếp (19/02/2016)

>   Lần đầu tiên chứng khoán Mỹ tăng liền 3 phiên trong năm 2016 (18/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật