Thứ Ba, 26/01/2016 10:34

VEPR: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2016 với 18% là quá cao, cần sớm bỏ trần lãi suất huy động

Theo VEPR, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18% cho năm 2016 là quá cao và đề xuất ở mức 12-15%. VEPR cũng cho rằng cần sớm dỡ bỏ trần lãi suất huy động.

Theo nhận định Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 4/2015 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), kinh tế Việt Nam đã có sự hồi phục chắc chắn trong năm 2015, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. VEPR cho rằng xu hướng tích cực sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2016, cũng như trong giai đoạn trung hạn 2016-2020.

Cụ thể, quyết tâm cải cách kinh tế trong nước chưa tạo ra những kết quả rõ nét, tuy nhiên quá trình hội nhập kinh tế đang tạo ra những động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (TPP, EVFTA, AEC) có khả năng tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển.

Xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc cũng đang tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và giải quyết bài toán toàn dụng lao động.

Về mặt chính sách, VEPR khuyến nghị cần quay trở lại ưu tiên cao nhất cho các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng kinh tế đã hồi phục.

Thứ nhất, giữ kỷ luật tài khóa để giảm mức bội chi ngân sách, đặc biệt cần có những giải pháp chính sách mạnh mẽ để cắt giảm chi tiêu thường xuyên. Các khoản chi đầu tư từ nguồn vốn ODA ngoài dự toán cần được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, mức thâm hụt ngân sách hiện được tính theo Luật NSNN 2002 có những sự khác biệt lớn với thông lệ quốc tế nên mức bội chi ngân sách kế hoạch cũng cần được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tính khả thi và kỷ luật tài khóa.

Thứ hai, cần đẩy nhanh tiến độ thị trường hóa giá các loại hàng hóa, dịch vụ công như y tế, giáo dục và các mặt hàng thiết yếu điện, nước,... Chấm dứt sử dụng các biện pháp kiểm soát giá mang tính hành chính, dẫn tới méo mó thị trường, gia tăng thâm hụt ngân sách cũng như giảm hiệu quả điều hành của các công cụ vĩ mô truyền thống là chính sách tiền tệ và tài khóa. Điều này dù gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn nhưng tạo tiền đề quan trọng ổn định chính sách trong dài hạn.

Thứ ba, kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tránh việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian quá dài dẫn tới hình thành bong bóng tài sản. VEPR cho rằng mức mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18% cho năm 2016 là quá cao, trong bối cảnh lạm phát nhiều khả năng sẽ quay trở lại, do đó đề xuất xem xét mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2016 ở mức 12-15%, và thực hiện các biện pháp mang tính thị trường định hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất. Cụ thể, có thể xem xét điều chỉnh tăng hệ số dự phòng chung, hệ số rủi ro với các khoản cho vay lĩnh vực không ưu tiên.

Thứ tư, mặt bằng lãi suất huy động-cho vay nhiều khả năng sẽ chịu áp lực lớn nếu lạm phát tăng lên trong năm 2016.  Theo VEPR, cần sớm dỡ bỏ trần lãi suất huy động, hoặc chỉ áp dụng trần lãi suất với các kỳ hạn huy động rất ngắn (dưới 1 tháng) để thị trường có thể linh hoạt tự điều chỉnh, cân đối cung cầu về vốn./.

Các tin tức khác

>   Hết thời tiền lẻ (26/01/2016)

>   Lãi suất liên ngân hàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp (26/01/2016)

>   Tỷ giá trung tâm giảm mạnh, vàng đi lên (26/01/2016)

>   NamABank ra mắt dịch vụ mua mã thẻ qua Internet Banking (26/01/2016)

>   Biểu lãi suất huy động các ngân hàng lại “chạy” (01/03/2016)

>   BacABank tăng vốn lên gần 4,511 tỷ đồng (25/01/2016)

>   ATM "nghỉ tết" sớm, dân vô ngân hàng rút tiền bị tính phí (25/01/2016)

>   Vụ lừa chiếm hơn 422 tỉ đồng: Rúng động 2 lời khai của Ngô Thanh Long tại tòa (29/02/2016)

>   Hà Nội: Tín dụng tháng đầu năm tăng 0.7% (25/01/2016)

>   Đà Nẵng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2016 từ 18-20% (25/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật