Thứ Tư, 06/01/2016 14:43

Thủy sản, nhìn từ chiếc cốc rượu vang

Thông tin trên 8.000 tấn thuỷ sản xuất khẩu bị trả về xuất hiện vào những ngày cuối năm 2015 phản ánh vết thương lâu năm, chưa thể lành của ngành chế biến thuỷ sản, cho dù con số này đã là có tiến bộ. Năm 2014, có tới 24.000 tấn bị trả về.

“Khách hàng của công ty tôi từ Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc gởi tin… âu lo cho mối quan hệ thương mại thuỷ sản với đối tác từ Việt Nam. Cách tốt nhất là tìm giải pháp chữa trị vết thương này”, TS Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty CP thực phẩm Sao Ta (Fimex - FMC) nói.

Không đồng… điệu

Theo ông Lực, con số đó là một tín hiệu mới cần được phân tích thấu đáo so với 24.000 tấn bị trả về trong năm 2014. Để xuất khẩu 1 triệu USD, các nhà máy thường tốn từ 80 – 100 triệu đồng cho hoạt động kiểm tra, giám định sản phẩm thuỷ sản.

Doanh nghiệp chế biến tự giết mình nếu lấy kháng sinh bảo quản. Trong khi đó, rủi ro từ các chất cấm trong thuỷ sản xuất khẩu nằm ở ngoài tường rào nhà máy; tập trung ở khâu nuôi trồng, bảo quản khai thác… Làm sao nhà máy quản lý xuể số hộ, địa bàn nuôi tôm rộng lớn?

Cloramphenicol, enrofloxacine bị các nước cấm sử dụng trong thuỷ sản nhưng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép sử dụng cho vật nuôi trên cạn và Bộ Y tế cho sử dụng trị bệnh người.

Việc quản lý bán thuốc kháng sinh lỏng lẻo. Người nuôi thấy ao tôm có sự cố thì mua thuốc dễ dàng, xài thuốc tự ý, bởi ao tôm đó là gia tài của họ. Ông Lực nói rõ bất cập còn do sự không đồng bộ trong việc cho phép sử dụng kháng sinh.

“Cái khó trong thuỷ sản còn do hai nguyên nhân: 90% diện tích trong tay người nuôi (tôm) nhỏ, chiếm 80 – 85% sản lượng và do quan niệm bền vững không giống nhau. Đối với nhà khoa học tính thời gian bền vững: thế hệ sau, đối với dân thời gian là ba năm, còn đối với Nhà nước là năm năm (do nhiệm kỳ) nên việc chứng nhận cũng không hề đơn giản chút nào”, ông Huỳnh Quốc Tịnh, làm việc trong quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), nói.

Chứng nhận tự nguyện

Theo ông Tịnh, số lượng trại nuôi đạt chứng nhận ASC của WWF tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gần chín lần, từ năm trại năm 2012 lên 43 trại vào năm 2014.

Năm 2015, có thêm 14 doanh nghiệp được chứng nhận ASC. Hầu hết thuỷ hải sản đạt chứng nhận ASC và MSC tại Việt Nam đều được xuất khẩu. Ông cũng thừa nhận, số lượng chưa đủ lớn, dừng ở mô hình mà chưa tác động “đồng bộ hoá” giữa các địa phương để hình thành chiến lược.

Chứng nhận quốc tế bùng lên trên mười năm trở lại đây, riêng ASC chứng nhận đều từ góc tiếp cận thị trường, tiếp cận hướng người mua.

Theo ông Huỳnh Quốc Tịnh, các nhà buôn đưa ra hình ảnh cốc uống rượu vang, theo lý thuyết người sản xuất như cái đế nguồn lực giới hạn so phần trên có nguồn lực lớn hơn, nên cần tập trung cho người sản xuất. Theo họ đừng để thuỷ hải sản biến mất khỏi bữa ăn trong tương lai, cần minh chứng cách gìn giữ cân bằng cho hệ sinh thái, sản xuất và tiêu thụ thuỷ hải sản bền vững.

Liên minh các tổ chức chứng nhận là việc cần làm, nhưng để có chứng nhận rất tốn kém. Cách của ASC là tự nguyện trên cơ sở minh chứng và chấp nhận cách tương tác. Hiện nay cách làm hiệu quả là hợp tác công – tư để giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác cũng như các bên có liên quan cùng tham gia “room” để hiểu rõ những cam kết, phối hợp…

Hiện nay cách hợp đồng canh tác (Farming Contract) được xem là cách mềm dẻo để thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và người nuôi, từng bước tới ràng buộc càng nhiều càng tốt. Khi người sản xuất yếu hơn thì chương trình tập trung giúp họ thực hiện được cam kết.

Chứng nhận ASC mạnh ở EU nên nhóm làm việc của ông tập trung tạo sức kéo từ nhà buôn để thúc đẩy xuất khẩu, tại Việt Nam tập trung đẩy vùng nuôi đến gần với tiêu chuẩn bền vững để phát triển hợp đồng cung ứng.

Năm 2016, WWF sẽ thêm phần hỗ trợ phản biện chính sách và làm sao khuyến khích các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia.

Hoàng Lan

Thế giới tiếp thị

Các tin tức khác

>   Chưa áp dụng một số quy định của "nghị định cá tra" (06/01/2016)

>   Nhà bán lẻ nội, kẻ mất người còn (06/01/2016)

>   Sự thật về thương mại hàng hóa tuyến biên giới Việt - Trung (05/01/2016)

>   Dự án tỉ đô trồng mắc ca ở Tây Nguyên giờ ra sao? (05/01/2016)

>   Được lấy thông tin cá nhân từ "kho dữ liệu quốc gia” (05/01/2016)

>   Công ty Xổ số tỉnh Tiền Giang: Lương quản lý 730 triệu đồng/năm (04/01/2016)

>   Giá ô tô 2016 tăng, dù thuế nhập khẩu giảm! (04/01/2016)

>   Hà Tĩnh đồng ý cho Formosa tiếp tục xây “cọc biển hiệu" (04/01/2016)

>   Ngành tôm và cá tra: Lớn mà yếu (03/01/2016)

>   Lãnh đạo PVN: Giá dầu giảm 1 USD, doanh thu giảm 5,4 nghìn tỷ đồng (31/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật