Thứ Hai, 04/01/2016 09:47

Nhịp đập Thị trường 04/01: Vượt ải 580 thất bại, VN-Index giảm mạnh

Thị trường giao dịch cầm chừng với biên độ hẹp trong phiên sáng, lực cầu mất hút tại kháng cự 580 khiên VN-Index thu hẹp đà tăng. Sang đến phiên chiều, áp lực bán gia tăng cả về lượng và tốc độ khiên cả 2 chỉ số không thể trụ vững, thị trường lao dốc với mức giảm 0.6-0.8%.

VN-Index giao dịch “giằng co” trong biên độ hẹp (+/- 0.15%) trong suốt phiên sáng và khi kết phiến thì đã giảm 4.62 điểm xuống 574.41 điểm (-0.8%).

Trong phiên này, nhóm ngân hàng trở thành “tội đồ” của thị trường với mức giảm chung lên đến 1.83%. Trong đó, riêng VCB, CTG, BID, STBMBB khiến chỉ số giảm 0.56%. VICCII ở chiều ngược lại tăng 3.72% và 5.09% với khối lượng giao dịch đột biến trên 4 triệu đơn vị mỗi cổ phiếu và đóng góp (+0.3%) cho chỉ số VN-Index. Giao dịch thỏa thuận cũng đóng góp đáng kể vào đà tăng này, VIC thỏa thuận 410,657 cp ứng với 45.4 tỷ đồng, còn CII thỏa thuận 2 triệu cp với giá trị sang tay 43.8 tỷ đồng.

Trên HNX, chỉ số HNX-Index giao dịch cầm cự trong sắc xanh trong 1h đầu, kể từ 10h trở đi thị trường đảo chiều giảm điểm, đáng chú ý áp lực bán gia tăng nhanh chóng phiên chiều, chỉ số tạo độ dốc với mức giảm khoảng 0.7%. Đến cuối phiên tốc độ bán chậm lại, chỉ số giảm 0.51 điểm xuống 79.45 điểm (0.63%).

Sau 3 phiên chỉ số hồi phục mạnh mẽ, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trên HNX nối đuôi nhau điều chỉnh như OCH, ACB, PHP, LAS, SHB, VND, NVB, PSI, VCG...

Về chỉ số ngành có 17/20 ngành giảm điểm trong đó thủy sàn và ngân hàng giảm mạnh nhất. Ngược lại, mặc dù chưa rõ có thông tin đột biến nào với nhóm bất động sản, nhưng nhóm này tăng tích cực càng về cuối phiên bất chấp thị trường chung điều chỉnh, đó là VIC, LHG, ASM, ITA, HDG, DRH, HLD...

Cả sàn ghi nhận đến cuối phiên có 28 cp tăng trần và 23 cp giảm sàn. Các cổ phiếu tăng trần với khối lượng trên 100 ngàn đơn vị như GTT, LHG, TMT, SVC, CII, LIG, NHA, SGO... Đáng chú ý, LHG và LIG đã vượt đỉnh trong một năm trở lại đây. Trong khi đó, giảm sàn vẫn chủ yếu là cổ phiếu đầu cơ như KSS, DHM, CCL, VIS, CMS... Cổ phiếu khoáng sản DHM điều chỉnh sau thời gian tăng “điên rồ” từ 2,500 lên 6,500 đồng/cp. Trong khi KSS đang giao dịch với mức giá 900 đồng/cp, thấp nhất từ khi lên sàn.

OGC dẫn đầu thanh khoản HOSE với giao dịch lên đến 7 triệu cp, theo sau là FLC với 5.7 triệu, DLG (-5.71%) với 5.4 triệu... Còn trên HNX, TIG đã khớp 3.2 triệu dẫn đầu về khối lượng giao dịch, theo sau là SCR, NHA, PVX, SHN, SHB...  

Khối ngoại phiên nay bán ròng hơn 17 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 17.2 tỷ đồng trên HNX. Sụt giảm mạnh so với phiên mua ròng hơn 300 tỷ đồng ngày 31/12/2015.

13h30: Thiếu thông tin hỗ trợ, hai sàn giao dịch “cầm chừng”

Tính đến 13h30, chỉ số VN-Index giảm lại 0.76 điểm, giao dịch quanh 578 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index giảm 0.41, giao dịch quanh 79.56 điểm. Cả 2 sàn có khối lượng đạt 91 triệu đơn vị, giá trị giao dịch 1,386 tỷ đồng.

Cả 2 sàn có 150 mã tăng (21 mã tăng trần), 191 mã giảm (có 16 mã giảm sàn) có lại là tham chiếu. Không có nhiều sự đột biến của ngành hay cổ phiếu mà có tính lan tỏa, một phần thị trường đang thiếu những thông tin hỗ trợ tích cực.

Dẫn đầu mức giảm là nhóm sản xuất hàng gia dụng (-1.77%) kế đến là nhóm thiết bị máy móc (-1.66%) nhóm ngân hàng (-0.86%) với nhiều ông lớn như CTG, STB, MBB, VCB. Trong khi đó, nhóm bán lẻ và bất động sản đang dẫn đầu mức tăng của chỉ số ngành, dẫn đầu với VIC tăng 2.67% lên 46,700 đồng/cp.

Phiên sáng: Giao dịch thiếu tích cực

Thị trường được kỳ vọng sẽ có bước đột phá ngay trong phiên đầu tiên của năm 2016. Tuy nhiên, những gì đã làm được trong phiên sáng chỉ là gần chạm ngưỡng 580 trong 30 phút đầu tiên rồi lại điều chỉnh. Sự thiếu ổn định của VN-Index lý giải cho tâm lý quá thận trọng của NĐT trong giai đoạn phục hồi hiện nay.

Về diễn biến của 2 chỉ số, biên độ giao dịch khá thấp chỉ khoảng +/- 0.15% cho đến khoảng 10h40 phút thị trường khối lượng khớp tăng đột biến và xu hướng điều chỉnh mạnh hơn so với nửa đầu phiên sáng. Hơn nữa, thị trường đang có xu hướng dốc xuống ở chiều bán ra.

Tuy nhiên, thanh khoản chưa đột biến là yếu tố hỗ trợ cho HNX-Index. Nhận thấy khối lượng giao dịch có xu hướng thấp hơn phần còn lại tại những mức điểm dưới tham chiếu trên HNX. Trong khi đó, mức biến động -0.2% của VN-Index lại cho thấy khối lượng gia tăng, cho thấy mức độ điều chỉnh có thể gia tăng.

Về cổ phiếu, mặc dù có ảnh hưởng lớn đến thị trường, tuy nhiên các cổ phiếu trụ như VNM, MSN hay nhóm ngân hàng như STB, MBB, VCB, CTG ... đang điều chỉnh giảm, trong đó STB và MBB có mức giảm trên dưới 3%.

Ghi điểm cho phiên sáng nay phải kể đến nhóm Mid Cap với những cái tên như SBT, ASM, TSC, DIG, FCN, TMT, BMI, BIC, SKG, MWG, VSC... Trong đó TMT dư mua trần với khối lượng khớp chỉ gần 50,000 cp.

Đóng góp với giao dịch cho thị trường, phải kể đến DLG với hơn 4.3 triệu cp theo hướng bán ra, giá giảm 2.86%. Ngược lại, CII tăng hưng phấn với hơn 3 triệu được khớp trên sàn và 2 triệu “sang tay”, giá tăng 5.6% lên 22,800 đồng/cp.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu tăng mạnh như LSS, KSH, LHG, SVC, LIG, SGO... Mặt khác, DHM và BGM giảm hơn 5% với tình thế hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi DHM điều chỉnh sau thời gian tăng “điên rồ” từ 2,500 lên 6,500 đồng/cp thì BGM tiếp tục mò đáy từ ngày lên sàn.

Khối ngoại đang mua mạnh nhất VIC (4.6 tỷ), TTF  và SBT (1.7 tỷ)... Trên HNX, khối ngoại mua ròng PVSIVS với giá trị lần lượt là 2.2 và 1.4 tỷ đồng. Trong khi PVI, TCT bị bán ròng hàng trăm triệu đồng.

Hết phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 0.47 điểm, tạm dừng tại 579.5 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index giảm 0.21, xấp xỉ 79.7 điểm. Thanh khoản hai sàn với khối lượng đạt hơn 76.2 triệu cp, giá trị giao dịch tương ứng hơn 1174 tỷ đồng.

Giao dịch thỏa thuận đáng kể gồm có CII với 2 triệu cp, ứng với 43.8 tỷ, CTG 1.3 triệu cp với 26.8 tỷ, VIC sang tay 27 tỷ đồng, VNM cũng đã "sang tay" gần 22 tỷ đồng tại mức giá 128,000 đồng/cp.

10h30: Nhóm vốn hóa lớn đè chỉ số

Lực cầu trên chỉ số VN-Index khá yếu khi tiếp cận vùng 580 điểm, hơn nữa sự phục hồi cũng không dứt khoát, cổ phiếu không có sự đồng thuận nên chỉ số mất điểm từ 10h10 phút trở đi.

Việc VN30 vẫn đang ngụp lặn dưới tham chiếu làm suy yếu đà tăng của chỉ số VN-Index. Nhóm ngân hàng và thực phẩm đồ uống vẫn còn sức ép điều chỉnh, điển hình như MSN, VNM, VCB, STB, MBB, CTG...

Trong khi CII với mức tăng 800 đồng lên 22,400 đồng/cp, trong đó khối lượng khớp tại mức giá 22,500 – 22,600 đồng/cp lên đến gần 1.2 triệu cp. Còn TMT dư mua trần với khối lượng khớp chỉ gần 37,000 cp. Mặt khác, TTF hay SBT đang điều chỉnh sau chuỗi phiên tăng ấn tượng vừa qua.

Trên HNX, SHN giao dịch sôi động có mức tăng gần 4% từ đầu phiên đến nay lên 13,500 đồng/cp, mà phần lớn được khớp tại mức giá khá cao (13.3-13.5 ngàn đồng/cp) so với tham chiếu. Được biết, 08/01 tới SHN sẽ họp ĐHCĐ bất thường với nội dung chủ yếu là thông qua phương án phát hành cổ phiểu ra công chúng để hoán đổi.

Một số cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn như TIG, SHB, SCR hay PVX dẫn đầu thanh khoản trên HNX nhưng mức giá chưa thay đổi nhiều. VND, CEO, KLS, PVC... thì đang điều chỉnh. Bên cạnh đó, Nhóm vốn hóa trung bình/ thấp với một loạt các cổ phiếu tăng trần như LIG, SGO, KSQ, TPP, BAM, VC5, KSK.

Khối ngoại đang mua ròng hơn mạnh nhất DLG (443,000 cp), HQC (158,000 cp), TTF (70,000 cp), GTN và TSC được mua hơn 50,000 ... Trên HNX, khối ngoại mua ròng PVS và IVS với giá trị lần lượt là 1.4 và 1.2 tỷ đồng. Trong khi PVI, TCT bị bán ròng hàng trăm triệu đồng.

Tính đến 10h30, chỉ số VN-Index đang tăng 0.22 điểm, tạm dừng tại 579.25 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index tăng 0.25, xấp xỉ 79.7 điểm. Thanh khoản hai sàn với khối lượng đạt hơn 46 triệu cp, giá trị giao dịch tương ứng hơn 647 tỷ đồng.

Giao dịch thỏa thuận đáng kể gồm có CII sang tay 1.6 triệu cp, ứng với hơn 35 tỷ đồng, VNM cũng đã sang tay gần 22 tỷ đồng tại mức giá 128,000 đồng/cp.

Mở cửa: Hồi phục nhẹ

Phiên đầu tiên trong năm mới mở cửa với sự phục hồi nhẹ, tuy nhiên chỉ số VN-Index vẫn chưa vượt kháng cự mạnh 580 điểm.

Sau 15 phút mở cửa, chỉ số VN30-Index có mức giảm mạnh hơn chỉ số chung, mất 2 điểm xuống còn 593.58 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, VIC, STB, VCB, CTG, EIB, MBB đều đang điều chỉnh.

Ngược lại, HSG, CII, PVD, GMD đang giao dịch khá sôi động. Đáng chú ý, GMD đã vượt đỉnh cũ 42,000 đồng/cp, giá tăng gần 20% trong một tháng qua. Còn lại HSG, CII, PVD đang cho thấy sự phục hồi sau đợt giảm sâu thời gian qua.

Cổ phiếu MWG đang hướng về vùng đỉnh cũ 83,000 đồng/cp. Hiện đang có mức tăng 1,000 đồng lên 79,500 đồng/cp.

Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tiếp tục mở cửa trong sắc xanh sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp. Dễ nhận thấy một loạt các cổ phiếu ghi điểm cho chỉ số như PVI, PVS, NTP, HUT, SHS, SCR... Đáng chú ý là trường hợp VND, những phút đầu tăng hơn 5% lên 12,800 đồng/cp thì hiện tại giá điều chỉnh xuống còn 11,900 đồng/cp.

Tính đến 9h30, chỉ số VN-Index đang tăng 0.12 điểm, tạm dừng tại 579.25 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index tăng 0.2 lên xấp xỉ 80 điểm. Thanh khoản hai sàn với khối lượng đạt hơn 20 triệu cp, giá trị giao dịch tương ứng hơn 300 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 04 - 08/01: Sắc xanh sẽ được nối dài? (03/01/2016)

>   Vietstock Weekly 04 - 08/01: Sắc xanh sẽ được nối dài? (03/01/2016)

>   Chứng khoán Tuần 28-31/12: Cuối năm rộn ràng nhờ nhóm cổ phiếu Tài chính (31/12/2015)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 31/12/2015: Test nhóm MA dài hạn (31/12/2015)

>   Nhịp đập Thị trường phiên cuối năm: Nỗ lực không ngừng (31/12/2015)

>   Vietstock Daily 31/12: Thanh khoản giảm có đáng lo ngại? (30/12/2015)

>   Vietstock Daily 31/12: Thanh khoản giảm có đáng lo ngại? (30/12/2015)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 30/12/2015: Directional Movement System có thể cho mua (30/12/2015)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 03/03/2016: Khối lượng duy trì mức khá cao (03/03/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 30/12: VIC ngược dòng ấn tượng, VN-Index áp sát 580 (30/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật