Thứ Hai, 11/01/2016 11:01

Nhà đầu tư ngoại ủng hộ cơ chế điều hành tỷ giá mới

Nhận xét về việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), TS Alan Phạm, Kinh tế trưởng của VinaCapital cho biết, hầu hết các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đều cho rằng việc này sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Thậm chí, đây còn là quyết định được ủng hộ bởi nhờ vào cơ chế này mà NĐT có thể nhanh chóng nắm bắt được cách thức mà NHNN phản ứng với các biến cố.

Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VNĐ với USD, tỷ giá tính chéo của VNĐ với một số ngoại tệ khác. Theo đó, tỷ giá trung tâm của VNĐ với USD do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối xác định tỷ giá mua và bán của VNĐ với USD.

Đối với ý kiến của VinaCapital về việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ NHNN, Quỹ xem đây một biến chuyển có lợi cho nhà đầu tư và có lợi cho thị trường” – TS Alan Phạm, Kinh tế trưởng của VinaCapital chia sẻ trước khi nói về tác động của việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá.

Vì sao có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài?

TS Alan Phạm, Kinh tế trưởng của VinaCapital.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital nhận định, sau khi tham khảo ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài, tựu chung lại đều đánh giá rằng động thái của NHNN giúp đưa chính sách tỷ giá đến gần với thị trường. Theo đó, việc tỷ giá được điều chỉnh hàng ngày giúp phản ánh kịp thời những biến động trên thị trường quốc tế và tình hình trong nước.

Việc này sẽ có lợi hơn đối với NĐT nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư tổ chức, bởi với cơ chế điều hành tỷ giá mới của NHNN, nhìn vào cách mà NHNN thay đổi tỷ giá trung tâm hàng ngày sẽ mang lại rất nhiều thông tin về định hướng và cách thức mà NHNN phản ứng với những diễn biến trên thị trường quốc tế. Từ đó, các tổ chức hay nhà đầu tư cũng tiến hành điều chỉnh danh mục, cách thức đầu tư cho phù hợp với biến động của tỷ giá.

Với cơ chế mới này, những biến cố xảy ra trên thị trường quốc tế, cũng như biến động về kinh tế vĩ mô sẽ được phản ánh gần như ngay lập tức vào tỷ giá trung tâm. “Nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn không lo ngại đối với cơ chế điều hành tỷ giá mới mà NHNN đang áp dụng”.

Việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá như hiện nay có thể xem là cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi có điều tiết. Thay vì neo tỷ giá cố định trong một thời gian dài rồi điều chỉnh với biên độ lớn thì nay tỷ giá được NHNN điều chỉnh một cách từ từ hàng ngày, giúp làm “mềm” hơn các biến động. Việc này đồng thời cũng sẽ giúp thị trường thích nghi một cách từ từ với những biến động thay vì trải qua các cú “sốc” tỷ giá như trước đây.

Đây cũng không phải là một khó khăn lớn đối với VinaCapital, việc thay đổi về chính sách lần này cơ bản sẽ đưa Việt Nam trở nên gần hơn với tiêu chuẩn của các thị trường quốc tế” – TS Alan Phạm nhận xét.

Thị trường phái sinh sẽ phát triển mạnh kể từ 2016

Đi đôi với thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá mới là việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm phái sinh trong giao dịch ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro. Theo TS Alan Phạm, thị trường phái sinh của Việt Nam sẽ có những chuyển biến đáng kể từ năm 2016.

Thực tế, điểm có lợi đối với các NĐT nước ngoài là vừa có thể sử dụng thị trường phái sinh tại chính bản thân quốc gia của họ, vừa có thể áp dụng thị trường phái sinh tại nước sở tại. Như vậy, sau khi họ đầu tư vào Việt Nam, họ có thể tiếp tục sử dụng thị trường phái sinh của Việt Nam để giảm thiểu rủi ro. Bản thân NHNN hiện cũng đang ủng hộ việc sử dụng công cụ phái sinh kỳ hạn để bảo hiểm tỷ giá, giúp giảm bớt rủi ro từ thị trường.

Điểm hạn chế của thị trường này tại Việt Nam là vẫn chưa phổ biến, khối lượng giao dịch còn thấp dẫn đến mức phí áp dụng sẽ cao hơn rất nhiều so với các thị trường tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, khi thị trường phát triển mạnh với tầm hoạt động lớn hơn thì khối lượng giao dịch nhiều sẽ giúp mức phí áp dụng giảm dần. Chưa kể, việc nhiều thành phần tham gia thị trường phái sinh sẽ giúp mở rộng hơn các sản phẩm nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau từ khách hàng và sẽ không chỉ dừng ở những sản phẩm đơn giản như hiện tại. Qua đó, tạo dư địa để phát triển mạnh thị trường phái sinh kể từ năm 2016./.

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu nào sẽ đón đầu dòng tiền trong năm? (11/01/2016)

>   Góc nhìn tuần 11-15/01: Khó kỳ vọng sự bứt phá (10/01/2016)

>   Góc nhìn 08/01: Kỳ vọng dòng tiền bắt đáy (07/01/2016)

>   Góc nhìn 07/01: Phân hóa sẽ lại diễn ra? (06/01/2016)

>   Ông Bạch An Viễn (KIS): Nếu khả quan, VN-Index có thể chạm mốc 670 trong năm 2016 (07/01/2016)

>   Góc nhìn 06/01: Theo sát diễn biến thế giới (05/01/2016)

>   Ông Trần Minh Hoàng (VCBS): Không quá kỳ vọng vào lực đỡ từ khối ngoại trong năm 2016 (08/01/2016)

>   Ông Phan Dũng Khánh (MBKE): Tính chu kỳ của thị trường sẽ đảo ngược (11/01/2016)

>   Góc nhìn 05/01: Tiếp tục rung lắc? (04/01/2016)

>   Ông Nguyễn Xuân Bình (BVS): Yếu điểm NĐT nhỏ là thiếu thông tin và chưa quản lý được danh mục (05/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật