Thứ Năm, 21/01/2016 18:35

Góc nhìn 22/01: Tiếp tục điều chỉnh?

VN-Index tiếp tục có một phiên giảm sâu khi mất 7.56 điểm trong ngày 21/01 với khá nhiều cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn. Tuy nhiên các CTCK cho rằng nhà đầu tư chỉ nên giải ngân cho cổ phiếu cơ bản tốt đang ở vùng giá thấp và tránh các bẫy giá trong các nhịp phục hồi mang tính kỹ thuật.

Thị trường vẫn còn dư địa điều chỉnh thêm

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh đồng loạt sau phiên bulltrap ngày 20/1. Những diễn biến tiêu cực từ thị trường chứng khoán Châu Á sau phiên bán tháo mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày 20/1 tiếp tục là yếu tố chủ đạo khiến thị trường chứng khoán Việt Nam suy yếu. Chỉ số S&P 500 giảm 1.2%, xuống mức thấp nhất trong 21 tháng. Trước đó chỉ số này đã có lúc giảm tới 3.7%, tức là mức sâu nhất kể từ đợt bán tháo hồi tháng 8/2014. Thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh nhất các thị trường chủ chốt của Châu Á trong phiên hôm nay. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa giảm 3.2% xuống 2,880.8 điểm. Chứng khoán Nhật Bản cũng tiếp tục xu hướng điều chỉnh giảm mạnh 2.43% sau khi mất 3.7% trong phiên trước đó. Hòa chung vào xu hướng giảm điểm của thị trường chứng khoán thế giới, chỉ số VN-Index của Việt Nam tiếp tục mất 1.43%, lùi sát về mốc hỗ trợ 520 điểm với tâm điểm của lực bán về cuối phiên tập trung chủ yếu vào nhóm các mã lớn thuộc các ngành dầu khí và ngân hàng. Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước cho thấy lực cầu bắt đáy tiếp tục cải thiện nhưng cũng cho thấy áp lực bán vẫn đang diễn ra rất mạnh khiến thị trường tiếp tục điều chỉnh sâu.

TTCK Việt Nam tiếp tục nằm trong xu thế giảm điểm chung của toàn cầu. VN-Index đã giảm hơn 11% tính từ đầu năm tới nay và vẫn đang trong trạng thái dò đáy. Trong bối cảnh thị trường vẫn còn dư địa điều chỉnh thêm do những diễn biến tiêu cực của thị trường tài chính thế giới vẫn chưa có dấu hiệu dịu bớt, việc bảo toàn danh mục là ưu tiên hàng đầu tại thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát, tránh hành động bắt đáy khi tín hiệu hồi phục vẫn chưa xuất hiện rõ ràng.

Bẫy tăng giá nguy hiểm

CTCK FPTS: Tâm lý e ngại rủi ro tiếp tục tăng cao sau những tín hiệu bán của các phiên gần đây, điều này gây ra hạn chế đối với khả năng chỉ số sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ quan trọng tại 500 -520 điểm trong các phiên kế tiếp. Sự cộng hưởng giữa thông tin tiêu cực từ bên ngoài thị trường và tâm lý yếu kém của các nhà đầu tư trong thị trường có thể dẫn đến những kịch bản xu hướng khá bi quan trong trung dài hạn.

Với với xung lượng của một xu hướng giảm giá đang rất mạnh thì FPTS cho rằng các vị thế ngắn hạn sẽ gặp bất lợi nếu cố gắng dự đoán mức đáy của thị trường. Theo đó, các nhịp phục hồi mang tính kỹ thuật sẽ tạo ra các bẫy tăng giá nguy hiểm đối với các hoạt động mua bắt đáy theo cảm tính. Bối cảnh hiện nay chỉ phù hợp cho các hoạt động cơ cấu lại danh mục khi có thể tận dụng các nhịp hồi để đưa tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu về mức an toàn.

Giải ngân cho cổ phiếu cơ bản tốt đang ở vùng giá thấp

CTCK Bảo Việt (BVS): Trong ngắn hạn, TTCK Việt Nam chịu tác động mạnh của diễn biến TTCK toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc. Nhà đầu tư chỉ nên giải ngân cho danh mục ngắn hạn nếu TTCK của 2 quốc gia này chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Đối với danh mục trung, dài hạn, nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân cho cổ phiếu cơ bản tốt đang ở vùng giá thấp tương đối.

Hạn chế các giao dịch ngắn hạn

CTCK MB (MBS): Về mặt kỹ thuật, các chỉ số chứng khoán tiếp tục sụt giảm để tiến về vùng đáy cũ trong vùng điểm 510 –518 với VN-Index và vùng 72 –73 điểm với HNX-Index, trong các phiên tới các chỉ số có thể tiếp tục suy giảm để chính thức kiểm nghiệm các vùng hỗ trợ nêu trên. Do đó, MBS khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng tiền mặt cao, hạn chế các giao dịch ngắn hạn, hoạt động mua trung hạn có thể tiếp tục chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn từ thị trường.

Thị trường sẽ hồi phục trở lại trong phiên chiều

CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS): Hiệu ứng bán ra của phiên ngày 21/01 có thể tạo quán tính giảm trong phiên giao dịch sáng ngày 22/01, đẩy VN-Index xuống phía dưới khu vực hỗ trợ.

Tuy vậy, VPBS vẫn kỳ vọng rằng thị trường sẽ hồi phục trở lại trong phiên chiều và duy trì xu hướng hồi phục kỹ thuật lên vùng 540-545 điểm trong những phiên giao dịch tuần sau. Nhà đầu tư mạo hiểm có thể tham gia mua tại các vùng giá thấp trong phiên ngày 22/01 với một tỷ trọng vừa phải./.

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 21/01: Duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp (20/01/2016)

>   Thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục hồi phục? (19/01/2016)

>   Góc nhìn 20/01: Hồi phục tích cực? (19/01/2016)

>   Sắc màu nào cho VN-Index trong dịp trước và sau Tết nguyên đán? (19/01/2016)

>   “Không có lý do gì phải vội vàng bán cổ phiếu” (19/01/2016)

>   Góc nhìn 19/01: Rủi ro vẫn đang rất lớn (18/01/2016)

>   Cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng với định giá hấp dẫn (18/01/2016)

>   Góc nhìn tuần 18-22/01: Dư địa giảm sâu vẫn còn? (17/01/2016)

>   Góc nhìn 15/01: Giữ lấy tiền mặt (14/01/2016)

>   “Cú sốc” tâm lý mang tên Trung Quốc (14/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật