Thứ Tư, 20/01/2016 13:19

Chứng khoán Nhật Bản lao vào thị trường con gấu

  • Chứng khoán châu Á chạm đáy 4 năm khi dầu rớt mốc 28 USD/thùng
  • Chứng khoán Hồng Kông cũng chìm nghỉm gần 4%

    xuống thấp nhất 3.5 năm

Chứng khoán Nhật Bản chính thức bước vào thị trường con gấu trong phiên giao dịch ngày thứ Tư giữa làn sóng bán tháo cổ phiếu trên toàn cầu châu Á do nhà đầu tư lo sợ về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Chứng khoán Trung Quốc tiến vào "thị trường con gấu"

Chứng khoán Australia và Nhật Bản sắp “chạm trán” thị trường con gấu

Theo Bloomberg, chỉ số Topix chìm 3.7% xuống 1,338.97 điểm, nâng tổng mức sụt giảm so với mức đỉnh xác lập ngày 10/08/2015 lên 21%. Chỉ số Nikkei 225 cũng sụt 3.7% còn 16,416.19 điểm, ghi nhận đà lao dốc 21% so với mức đỉnh gần nhất xác lập ngày 24/06/2015. 

Được biết, lần gần nhất mà Nikkei 225 rớt vào thị trường con gấu là vào tháng 6/2013 sau khi chỉ số này bốc hơi đến 20% trong chưa đầy một tháng. Tuy nhiên, Nikkei 225 đã sớm phục hồi trở lại, tăng 31% từ mức thấp ngày 13/06/2013 cho đến cuối năm đó.

Mối lo ngại về khả năng quản lý việc dịch chuyển sang đà tăng trưởng ổn định hơn của Trung Quốc đã nhấn chìm các thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm 2016. Hôm qua (19/01), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới. 

Nguồn: Bloomberg

Các thị trường chứng khoán còn lại tại châu Á cũng đồng loạt giảm điểm dữ dội trong ngày thứ Tư khi dầu xuyên thủng mốc 28 USD/thùng và rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 12 năm.

Theo CNNMoney, chỉ số chỉ số Hang Seng của Hồng Kông ngã nhào 3.45% xuống 18,920.8 điểm, đánh dấu lần đầu tiên rớt mốc 19,000 điểm kể từ tháng 7/2012. Vào đầu phiên, chỉ số này lao dốc tới 3.7% xuống mức thấp nhất trong 3.5 năm.

Năng lượng là nhóm cổ phiếu lao dốc mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Hồng Kông trong ngày thứ Tư. Theo đó, cổ phiếu của các đại gia dầu mỏ Trung Quốc như Sinopec, PetroChina và CNOOC đồng loạt rớt hơn 6%. Hôm thứ Ba, CNOOC tuyên bố cắt giảm sản lượng trong năm nay do giá dầu giảm. Bên cạnh đó, các cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông cũng chịu sức ép từ đà giảm sâu của đồng đôla Hồng Kông.

Tại Australia, chỉ số ASX 200 trượt 61.56 điểm (tương ứng 1.26%) xuống 4,841.50 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 7/2013. Hiện chỉ số này đã giảm 19.07% so với mức cao 52 tuần 5,982.69 điểm xác lập vào tháng 4/2015, tức sắp rơi vào thị trường con gấu.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 44.19 điểm (tương ứng 2.34%) còn 1,845.45 điểm, giảm khoảng 15.08% so với mức cao 52 tuần 2,173.41 điểm xác lập tháng 4/2015.

Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite rớt 31.22 điểm (tương ứng 1.04%) xuống 2,976.51 điểm trong khi chỉ số Shenzhen Composite hạ 19.44 điểm (tương ứng 1.02%) còn 1,876.30 điểm. 

Dầu thô tiếp tục giảm giá không thương tiếc, qua đó gia tăng mối lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế thế giới. Hiện giá dầu WTI tại Mỹ đã xuyên thủng mốc 28 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 9/2003 và xuống tới 27.56 USD/thùng.

Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính của châu Á vào ngày thứ Tư (20/01)

Nguồn: CNBC
Các tin tức khác

>   Các quỹ ETF thị trường mới nổi bị rút vốn mạnh nhất từ tháng 8/2015 (20/01/2016)

>   Hàn Quốc thu hút doanh nghiệp Việt niêm yết trên sàn chứng khoán (20/01/2016)

>   S&P 500 đi ngang, cổ phiếu dầu tụt dốc (20/01/2016)

>   Chứng khoán Trung Quốc bay cao hơn 3% bất chấp báo cáo GDP 2015 (19/01/2016)

>   “Ông trùm” chứng khoán Trung Quốc xin từ chức? (19/01/2016)

>   Chứng khoán châu Âu giảm điểm trước sức ép giá dầu (19/01/2016)

>   “Đừng hoảng sợ, hãy mua cổ phiếu thị trường mới nổi” (18/01/2016)

>   Chứng khoán Australia và Nhật Bản sắp “chạm trán” thị trường con gấu (18/01/2016)

>   Chứng khoán Trung Quốc vẫn đắt nhất thế giới (18/01/2016)

>   Hoạt động kinh doanh của Sharp thua lỗ tài khóa thứ hai liên tiếp (17/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật