Thứ Sáu, 15/01/2016 09:44

Cần có cơ chế kiểm soát quyền lực của tỷ giá

Tỷ giá trung tâm mỗi ngày dựa trên ba tham chiếu là: (1) tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng cuối ngày hôm trước (2) tỷ giá của tám đồng tiền trên thị trường quốc tế và (3) các cân đối kinh tế vĩ mô. Làm thế nào để thị trường nhận biết được tỷ giá trung tâm phản ánh đúng giá trị thực của đồng tiền và quan hệ cung cầu trên thị trường? Không trả lời thỏa đáng các câu hỏi này sẽ khó kỳ vọng vào chính sách tỷ giá mới.

Trong khi các yếu tố nội tại của nền kinh tế đang xấu đi mà có cố làm cho giá trị đồng tiền mạnh lên thì cũng không thuyết phục được người dân từ bỏ đồng đô la để chuyển sang tiền đồng. Ảnh: TL

Tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng liệu có chính xác?

Không. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rất khó thuyết phục mọi người về mức độ chính xác của chúng khi mà hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay phần lớn do Nhà nước chi phối. Năm rồi khi Trung Quốc công bố tỷ giá tham chiếu mới (một dạng tỷ giá trung tâm của Việt Nam), rất nhiều nhà kinh tế và giới truyền thông quốc tế mỉa mai rằng đó chỉ là chiêu trò của các thành viên cao cấp chứ chẳng phải do thị trường nào quyết định ở đây.

Có. Với điều kiện NHNN công khai mức tỷ giá này phải được tính từ một danh mục thật rộng số lượng các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài. Trung Quốc hiện đã công bố khoảng 20 ngân hàng trong đó có cả một số ngân hàng nước ngoài khi tính tỷ giá tham chiếu cuối mỗi ngày. Đã vậy mà thị trường còn bán tín bán nghi.

Có nên tham chiếu tỷ giá trung tâm từ tỷ giá của 8 đồng tiền?

Có. Do có quan hệ mậu dịch với các quốc gia khác nhau nên tỷ giá trung tâm cần phải tính toán dựa trên rổ tiền tệ. NHNN cần liên tục truyền thông để thị trường hiểu tỷ giá đồng Việt Nam/đô la Mỹ (VND/USD) công bố mỗi ngày không phải là tỷ giá song phương (giữa Việt Nam và Mỹ) giống như trước đây mà đó chính là tỷ giá hiệu lực đa phương (effective exchange rate), đã tính tới tỷ giá chéo và tỷ trọng thương mại của tám quốc gia khác nhau.

Cơ chế tỷ giá mới về cơ bản giống với cơ chế tỷ giá cũ vẫn là thả nổi có quản lý. Điểm khác nhau là giờ đây tỷ giá sẽ được linh hoạt thay đổi nhỏ giọt mỗi ngày. Tên chính xác của nó là thả nổi có quản lý theo xu hướng trườn bò (crawling managed foat). Cơ chế này cấu thành từ tỷ giá thả nổi có quản lý trước đây cộng với một hệ thống mới gồm có ba yếu tố là rổ tiền tệ, dải băng tỷ giá và trườn bò. Còn gọi là hệ thống [tỷ giá] BBC (basket band crawling).

Không. Đó là nếu như NHNN chỉ xem hệ thống BBC như là một thủ thuật để chiêu trò mỗi ngày và hoàn toàn thoát ly khỏi diễn biến thực tế của tám đồng tiền trong rổ. Cho dù có áp dụng cơ chế tỷ giá kiểu gì và có truyền thông ra sao thì thị trường cũng sẽ mất niềm tin. Chính vì những lo ngại này mà mới đây Trung Quốc đã công bố chỉ số đồng nhân dân tệ (RMB Index) để đo lường giá trị của đồng nhân dân tệ so với 13 đồng tiền khác, với kỳ gốc tham chiếu tính từ năm 2014.

... đọc tiếp tại đây

Trần Ngọc Thơ

tbktsg

Các tin tức khác

>   Để sử dụng USD mà không ‘run’ (15/01/2016)

>   Năm 2015, VAMC phát hành gần 110.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt (14/01/2016)

>   Sacombank: Chiều hướng tín nhiệm vẫn chưa rõ ràng, Moody's tiếp tục xem xét (14/01/2016)

>   Cho vay tiêu dùng: Nhiều dư địa phát triển (14/01/2016)

>   3 hình thức tổ chức lại tổ chức tín dụng (13/01/2016)

>   NHNN: Bảo đảm nhu cầu thanh toán 24/24h dịp Tết Bính Thân (12/01/2016)

>   Các TCTD kỳ vọng kinh doanh 2016 sẽ tốt hơn (12/01/2016)

>   Tỷ giá trung tâm tăng, vàng SJC trái chiều nhau (12/01/2016)

>   Nợ quá hạn dưới 3% mới được lập công ty kiều hối  (11/01/2016)

>   Hướng dẫn cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ (11/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật