Thứ Ba, 19/01/2016 16:55

Các nước sản xuất dầu sẽ bán tài sản để bù ngân sách

Ngân hàng JP Morgan ước tính các nước sản xuất dầu sẽ bán ra số tài sản trị giá 240 tỉ đô la Mỹ (trong đó hầu hết là cổ phiếu và trái phiếu) trong năm nay để bù đắp thâm hụt ngân sách do sự sụt giảm của giá dầu - theo Reuters.

 

JP Morgan ước tính các nước sản xuất dầu sẽ bán ra số tài sản trị giá 240 tỉ đô la Mỹ (trong đó hầu hết là cổ phiếu và trái phiếu) trong năm nay để bù đắp thâm hụt ngân sách do sự sụt giảm của giá dầu. Ảnh: AP

"Chúng tôi dự báo năm 2016, dự trữ ngoại hối của các nước sản xuất dầu sẽ giảm 100 tỉ đô la Mỹ, trong khi tài sản của các quỹ đầu tư nhà nước sẽ giảm 140 tỉ đô la Mỹ" – theo JP Morgan.

JP Morgan ước tính doanh thu từ dầu trong năm 2016 của các nước sản xuất dầu sẽ giảm mạnh khoảng 300-440 tỉ đô la Mỹ trên cơ sở giá trung bình của dầu thô Brent là 31 đô la Mỹ/thùng.

Một số ước tính cho thấy năm 2016, thâm hụt ngân sách của Ả-rập Saudi có thể gần bằng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.

JP Morgan cũng chỉ ra năm 2015, các nước sản xuất dầu đã bán ra tổng cộng 70 tỉ đô la Mỹ tài sản.

Chứng khoán Nga và đồng rúp giảm mạnh do giá dầu lao đốc

Ngày 18-1, đồng rúp và thị trường chứng khoán Nga đều giảm giá mạnh do tác động của việc giá dầu thô tiếp tục lao dốc, xuống dưới 28 đô la Mỹ/thùng.

Ngày 18-1, 1 đô la Mỹ đổi được 78,75 rúp - cận kề mức đáy 80 rúp/đô la Mỹ vào tháng 12-2014.

Ngay sau khi mở cửa giao dịch ngày 18-1, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Moscow giảm 1,1% so với ngày 17-1.

Giới quan sát đánh giá nguyên nhân của tình hình trên là do tác động của giá dầu Brent giao tháng 3-2016 tại London giảm còn 27,96 đô la Mỹ/thùng vào sáng ngày 18-1, sau khi một trong những nước xuất khẩu dầu là Iran được Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ biện pháp trừng phạt kinh tế liên quan đến xuất khẩu dầu mỏ và những quan ngại về việc giảm tốc của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Giá dầu giảm mạnh kéo dài và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây là hai yếu tố tác động mạnh đến nền kinh tế Nga trong cả năm 2015 và đầu năm 2016 do thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn một nửa nguồn thu ngân sách Nga.

Giá dầu giảm khiến chính phủ Nga phải cắt giảm chi tiêu công và thậm chí điều chỉnh dự báo vĩ mô năm 2016. Hiện, ngân sách 2016 của Nga lấy giá dầu là 50 đô la Mỹ/thùng, sắp tới có thể điều chỉnh còn 40 đô la Mỹ/thùng. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương Nga vẫn duy trì kịch bản tiêu cực khi giá dầu còn 35 đô la Mỹ/thùng, thậm chí thấp hơn.

Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết trong bối cảnh hiện nay, Nga sẵn sàng cắt giảm chi tiêu ngân sách, kể cả chi tiêu quân sự.

Phúc Minh

tbktsg

Các tin tức khác

>   Xác suất suy thoái kinh tế Mỹ cao nhất từ 2011 (19/01/2016)

>   Iran vẫn khó giải quyết các vấn đề kinh tế "thâm căn cố đế" (19/01/2016)

>   Trung Quốc có thể đòi trừng phạt đối với Liên minh châu Âu (19/01/2016)

>   Nga hy vọng AIIB sẽ bắt đầu cho vay trong sáu tháng tới (19/01/2016)

>   Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu nhất 25 năm (19/01/2016)

>   Giá vàng đi ngang khi dầu và chứng khoán trượt dài (19/01/2016)

>   Dõi theo động thái của Iran, dầu Brent lao xuống đáy 2003 (19/01/2016)

>   2016 sẽ là năm kỷ lục của M&A ngân hàng (18/01/2016)

>   Tài sản nửa thế giới gộp lại chỉ bằng 62 người (18/01/2016)

>   Dầu Brent chìm về mức 27 USD/thùng khi lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ (18/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật