Thứ Ba, 19/01/2016 16:26

Iran vẫn khó giải quyết các vấn đề kinh tế "thâm căn cố đế"

Theo trang mạng The National Interest, việc giá dầu liên tục lao dốc và hoạt động kinh tế nghèo nàn tại Iran sẽ khiến nước này không thu được lợi ích về mặt kinh tế, bất chấp việc cộng đồng quốc tế vừa dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.

Mỹ, Liên minh châu Âu đã dỡ bỏ những hạn chế đối với các hoạt động ngân hàng quốc tế, bán dầu và các chế phẩm từ dầu, lĩnh vực ôtô, bến cảng, bảo hiểm và hàng không của Iran.

Giờ đây Iran được mở đường để trở lại "chiếu trên" của lĩnh vực kinh tế sau nhiều thập niên bị cô lập. Những người kiến tạo thỏa thuận hạt nhân với Iran cho rằng thời điểm lệnh trừng phạt được dỡ bỏ là bước ngoặt đối với Iran.

Tuy nhiên, trên thực tế, kinh tế Iran diễn biến ngày một xấu. Sau khi mất 2/3 giá trị trong 18 tháng qua, giá dầu hiện dưới 30 USD/thùng, mức thấp nhất trong 12 năm qua. Các nhà phân tích dự đoán giá dầu sẽ còn thấp trong một thời gian dài, khiến các quốc gia phụ thuộc vào bán tài nguyên như Iran khó có thể thanh toán các hóa đơn.

Giờ đây, nhờ được dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Iran dự kiến ngay lập tức tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong vòng 1 năm, càng làm bão hòa thị trường vốn đã dư thừa tới 1,5 triệu thùng mỗi ngày.

Trong khi đó, những đối thủ của Iran trong lĩnh vực cung cấp dầu là Saudi Arabia và Nga chắc chắn không muốn nhường chỗ cho Iran trên thị trường dầu. Đặc biệt, Saudi Arabia đang bơm khối lượng dầu kỷ lục nhằm mục đích gạt các nhà sản xuất khác khỏi thị trường.

Ngoài ra, do sự thù địch giữa Iran và Saudi Arabia, nước sản xuất hàng đầu trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), nên tổ chức này sẽ không thể tìm kiếm sự hợp tác với Iran nhằm tăng giá dầu cũng như lợi nhuận.

Các điều kiện kinh tế nghèo nàn của Iran là điểm bất lợi khác của nước này. Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Iran đứng thứ 136 trong bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng tại 175 nước, và Iran đứng đầu danh sách các quốc gia rửa tiền và có nguy cơ tài trợ cho khủng bố do Viện Quản lý Basel đánh giá.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới xếp Iran đứng thứ 118 trong số 119 nước có tên trong báo cáo hàng năm của họ có tên "Kinh doanh sa sút."

Tháng trước, IMF đã đưa ra dự đoán rất ảm đạm về tốc độ tăng trưởng GDP của Iran, có thể chỉ đứng ở mức khoảng 0% trong tài khóa 2015-2016 trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng khoảng 1,5%, nhập khẩu giảm 10%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng khuyến cáo Tehran cần chú ý tới nợ công đang tăng vọt và hệ thống ngân hàng đang rối loạn.

Hàng loạt rủi ro đi kèm với hoạt động kinh doanh tại Iran sẽ khiến các ngân hàng quốc tế tiếp tục đứng ngoài nước này. Đáng chú ý, nhiều trong số những ngân hàng lớn trường vốn của châu Âu từng bị phạt tổng cộng hàng tỷ USD vì theo quy định của Bộ Tư pháp Mỹ, các ngân hàng này khi có hoạt động thanh toán với phía Mỹ thì phải có cam kết là không giao dịch với Iran . Hiện những ngân hàng này vẫn bị cấm trở lại hoạt động tại Iran.

Việc các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ khó có thể giải quyết được những vấn đề kinh tế "thâm căn cố đế" của Iran . Và dù cho Iran gia nhập hệ thống tài chính toàn cầu, những khó khăn kinh tế vẫn sẽ là trở ngại đối với cả thỏa thuận hạt nhân lẫn tham vọng làm bá chủ khu vực của Iran./.

Vietnam+

 

Các tin tức khác

>   Trung Quốc có thể đòi trừng phạt đối với Liên minh châu Âu (19/01/2016)

>   Nga hy vọng AIIB sẽ bắt đầu cho vay trong sáu tháng tới (19/01/2016)

>   Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu nhất 25 năm (19/01/2016)

>   Giá vàng đi ngang khi dầu và chứng khoán trượt dài (19/01/2016)

>   Dõi theo động thái của Iran, dầu Brent lao xuống đáy 2003 (19/01/2016)

>   2016 sẽ là năm kỷ lục của M&A ngân hàng (18/01/2016)

>   Tài sản nửa thế giới gộp lại chỉ bằng 62 người (18/01/2016)

>   Dầu Brent chìm về mức 27 USD/thùng khi lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ (18/01/2016)

>   Thổ Nhĩ Kỳ ‘bốc hơi’ 12 tỷ USD mỗi năm vì lệnh trừng phạt của Nga (18/01/2016)

>   Iran sẽ tăng sản lượng dầu mỏ thêm 500.000 thùng mỗi ngày (17/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật