Thứ Hai, 14/12/2015 09:18

TPP và ngành đường Việt Nam

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không những không quá ảnh hưởng đến ngành đường Việt Nam mà còn mở ra cơ hội thâm nhập và xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế phát triển với giá trị gia tăng cao hơn nhiều lần tại thị trường nội địa.

Một số ý kiến cho rằng ngành mía đường Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước sản phẩm đường nhập khẩu từ Úc khi gia nhập TPP.

Biết mình biết người - tổng quan ngành đường Úc

Nhu cầu đường nhập khẩu từ các quốc gia thành viên TPP xấp xỉ 9 triệu tấn/năm, hàng rào thuế quan sẽ từng bước được dỡ bỏ sẽ là cơ hội cho ngành đường Việt Nam, đặc biệt là đối với phân khúc sản phẩm đường phục vụ trực tiếp đến người tiêu dùng hoặc phân khúc thị trường ngách như đường hữu cơ sạch...

Úc hiện là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ ba thế giới với giá trị ngành công nghiệp sản xuất mía đường trị giá khoảng 2 tỉ đô la Mỹ/năm, mỗi năm chế biến bình quân khoảng 30-35 triệu tấn mía, tương đương sản xuất 4,3 đến 4,8 triệu tấn đường. Năm 2014, 70% sản lượng đường của Úc được xuất khẩu dưới dạng đường thô với kim ngạch 1,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó khoảng 510 triệu đô la Mỹ đến các quốc gia thuộc TPP. Vụ mùa 2015-2016 sắp tới, Úc dự kiến sản xuất 4,8 triệu tấn đường và cung cấp cho thị trường thế giới 3,6 triệu tấn đường thô xuất khẩu.

Mặc dù là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ ba thế giới với năng suất mía bình quân 84 tấn/héc ta (vụ 2014/2015) nhưng ngành mía đường Úc cũng đã và đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức rất lớn bởi sự sụt giảm mạnh về diện tích mía từ 531.000 héc ta (2001) đến nay chỉ còn 385.000 héc ta (2014/2015) và tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới ngày càng tăng. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ đường bình quân đầu người đang sụt giảm từ mức 47,5 ki lô gam/người/năm xuống chỉ còn 42 ki lô gam/người/năm bởi sự gia tăng của các chất làm ngọt nhân tạo (HFS).

Trong bối cảnh giá đường liên tục sụt giảm trong năm năm qua, các nhà máy sản xuất đường Úc đang phải trải qua giai đoạn khó khăn khi biên lợi nhuận trước thuế (EBT) liên tục sụt giảm và chỉ ở mức khoảng 3-7%/năm; trong khi giá thu mua mía ngày càng có xu hướng tăng cao, bình quân khoảng 35-40 đô la Mỹ/tấn (Wilmar, 2015), làm suy giảm năng lực cạnh tranh ngành đường Úc.

Việt Nam không phải là thị trường mục tiêu của Úc

Theo cam kết trong TPP, Úc sẽ được bổ sung thêm hạn ngạch 65.000 tấn đường, đồng thời được phân bổ bổ sung 23% hạn ngạch nhập khẩu dự kiến hàng năm của thị trường Mỹ, tăng gấp hai lần so với năm 2014. Điều này giúp nâng tổng sản lượng có thể nhập vào thị trường Mỹ từ mức khoảng 107.000 tấn/năm hiện nay lên mức xấp xỉ 207.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, mức thuế suất 14 đô la Mỹ/tấn (TRQ) cũng sẽ được bãi bỏ, giúp ngành mía đường Úc gia tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường Mỹ với các đối thủ thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển như Brazil, Thái Lan hay Mexico. Dự kiến đến năm 2019, tổng sản lượng đường Úc có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 400.000 tấn.

... đọc tiếp tại đây

Ths. Nguyễn Quốc Huân

tbktsg

Các tin tức khác

>   Nafoods: Nuôi thêm bò thịt để hoàn thiện chuỗi cung ứng (14/12/2015)

>   Vinacafe: Lãi ròng công ty mẹ 6 tháng chỉ hơn 2 tỷ đồng, giảm hơn 90% cùng kỳ (10/12/2015)

>   Cổ phần hóa hàng loạt doanh nghiệp cà phê trong năm 2016-2017 (10/12/2015)

>   Dân lại treo ao vì giá cá tra thấp nhất sáu năm qua (01/03/2016)

>   Cá ngừ Việt Nam được hưởng lợi từ TPP (08/12/2015)

>   Mùa vụ điều 2016 có thể tới sớm (08/12/2015)

>   HAG: Đưa HAGL Myanmar vào hoạt động, dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu HNG (02/12/2015)

>   Thái Lan: Xu hướng cuối năm bán được nhiều gạo hơn (30/11/2015)

>   Đến giữa tháng 11, lượng đường sản xuất, bán ra và tồn kho đều giảm (27/11/2015)

>   Xuất khẩu gạo tháng 10 tăng 84% so với tháng trước (23/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật