Thứ Hai, 14/12/2015 07:28

Nafoods: Nuôi thêm bò thịt để hoàn thiện chuỗi cung ứng

Với 20 năm kinh nghiệm nhưng để tìm ra ngách đi riêng và sản phẩm có được chỗ đứng như hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT CTCP Nafoods Group (HOSE: NAF) thừa nhận đã có 7 năm thăng trầm với cây dứa.

Nước chanh leo cô đặc chiếm 8% sản lượng thế giới

NAF được thành lập năm 1995, hiện vốn điều lệ ở mức 300 tỷ đồng với 2 công ty con là  CTCP Chanh leo Nafoods (65%) và CTCP Gấc Tân Thắng (65%), cùng 5 công ty liên kết là CTCP Đầu tư Phúc Minh (40%), CTCP Dược liệu Quế Phong (30%), CTCP Chăn nuôi Tân Thắng (40%), CTCP Nông nghiệp La Giang (30%), CTCP Giống Nafoods (40%).

Sản phẩm của NAF xuất khẩu sang 50 quốc gia trong đó chính yếu châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, Úc. Trong số hơn 30 loại sản phẩm rau củ được chế biến và xuất khẩu, hai sản phẩm tạo được thương hiệu và có chỗ đứng trên thế giới là chanh leo và gấc. Hiện NAF chiếm hơn 8% sản lượng nước chanh leo cô đặc xuất khẩu trên thế giới. Còn trong nước, NAF chiếm 80% sản lượng nước ép chanh leo cô đặc. Đáng chú ý, tính theo loại chanh leo tím, có giá trị và hương vị vượt trội so với chanh leo vàng cô đặc phổ biến, NAF chiếm 90% lượng xuất khẩu trên toàn thế giới.

NAF kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị chanh leo, từ cây giống, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân liên kết, đến chế biến và xuất khẩu. Hiện vùng nguyên liệu của NAF là 650 ha chanh leo tự trồng ở Nghệ An cùng 2,900 ha liên kết với nông dân Nghệ An và Tây Nguyên. Diện tích gấc 150 ha tự trồng ở Nghệ An, 500 ha liên kết ở Thái Bình, Bắc Giang, Hải Dương và miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra, NAF còn thu mua nguyên liệu của các nhà cung cấp ở Thái Bình, Bắc Giang, Hải Dương, Tây Nguyên, khu vực miền Tây Nam Bộ. Đối với cây giống, NAF chủ động từ 500,000 – 2.4 triệu cây giống/năm.

Tăng diện tích trồng và sản lượng, đầu tư nuôi bò thịt

Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, 9 tháng đầu năm, NAF thực hiện được 359 tỷ đồng doanh thu, đạt 68% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế 47 tỷ đồng, vượt 1% kế hoạch. Do tính chất thời vụ nên quý 4/2015 sẽ có những kết quả tích cực hơn.

Về kế hoạch 2016, NAF sẽ nâng sản lượng cây giống từ 500,000 lên 2.4 triệu cây, tổng đầu tư 53 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn 2.5 năm.

Công ty cũng trồng thêm 400ha chanh leo (giai đoạn 2016-2018) với tổng vốn đầu tư 86.6 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn 2.8 năm. Lợi nhuận sau thuế dự kiến từ 21-34 tỷ đồng/năm.

Đối với dự án nuôi 24,000 bò thịt/năm, NAF dự kiến vốn đầu tư 245 tỷ đồng trên diện tích 20ha, thời gian hoàn vốn 4.37 năm, lợi nhuận sau thuế dự kiến 45-81 tỷ/năm. Ông Hùng cho biết, với việc nuôi bò này, giá thành chi phí đầu vào của NAF sẽ giảm được 5% vì tận dụng được phân bón cũng như các loại lá cây có thể làm thức ăn cho bò, nhờ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh. Về đầu ra của sản phẩm này, ông Hùng cho biết, dự án này NAF chỉ tham gia 35% vốn, còn lại các nhà đầu tư có thế mạnh về chăn nuôi, đầu ra. Hiện NAF đã làm việc với đối tác Úc có kỹ thuật và một đối tác trong nước. Thị trường đầu ra chủ yếu của sản phẩm là khu vực miền Trung.

NAF cũng đang lên kế hoạch xây nhà máy ở Long An trên diện tích 6.5ha với công suất lớn hơn nhà máy hiện tại ở Nghệ An lên đến 5,000 tấn nước ép/năm. Vốn đầu tư cho dự án là 290 tỷ đồng. Dự kiến và cuối quý 4/2016 hoặc đầu năm 2017 sẽ có doanh thu từ nhà máy này. Doanh thu dự kiến 500 tỷ/năm, lợi nhuận sau thuế 35 tỷ đồng.

Theo đó, NAF đặt kế hoạch năm 2016 với doanh thu 620 tỷ đồng, tăng 17% so năm 2015. Lợi nhuận sau thuế 62 tỷ đồng, tăng 54%.

Với nhu cầu vốn lớn cho các dự án, NAF cũng sẽ phát hành riêng lẻ 30 tỷ đồng để huy động vốn xây nhà máy Long An. Bên cạnh đó còn bổ sung vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận tích lũy.

Ông Hùng chia sẻ, sắp tới khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do sẽ củng cố vị thế cạnh tranh của NAF do giảm thuế nhập khẩu 7-10%, trong đó thị trường Mỹ và Nhật hiện chiếm 3% doanh thu xuất khẩu của NAF. Bên cạnh đó, các dự án mở rộng sẽ giúp NAF có tốc độ tăng trưởng kép doanh thu 11% và lợi nhuận ròng sau thuế 26% trong giai đoạn 2015-2019. Bắt đầu từ năm 2015, NAF sẽ có doanh thu từ bán cây giống chanh leo được chính NAF tự phát triển, đây là nguồn doanh thu có biên lợi nhuận cao 50-60%.

Nhà đầu tư thắc mắc, liệu sản phẩm của NAF có cạnh tranh với Vinamilk (VNM), ông Hùng cho biết, sản phẩm của NAF không cạnh tranh với Vinamilk vì NAF đi theo dòng sản phẩm cô đặc./.

Các tin tức khác

>   ASM hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch với Koyo Corporation (12/12/2015)

>   Petrolimex "bất ngờ" báo lãi nghìn tỷ trong quý 4 (01/03/2016)

>   KVC: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2015 (11/12/2015)

>   VTV: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (11/12/2015)

>   Thông báo đấu giá bán cổ phần của Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm (11/12/2015)

>   CTI: Các trạm thu phí đóng góp lãi lớn trong quý 3/2015 (13/12/2015)

>   DPM tạm ứng cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền tỷ lệ 25% (12/12/2015)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tại ngày 10/12/2015 (11/12/2015)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ từ ngày 03/12/2015 đến ngày 10/12/2015 (11/12/2015)

>   HOSE tiếp tục nhắc nhở KSS chậm công bố BCTC soát xét bán niên 2015 lần 3 (14/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật