Thứ Ba, 01/12/2015 13:33

Ông Phạm Bình Phương (PNS): Áp lực nào TTCK Việt Nam sẽ phải đối mặt?

Một trong những sự kiện vĩ mô lớn của năm 2015 không chỉ trên phạm vi Việt Nam mà toàn cầu là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Fed thay đổi lãi suất như thế nào trong thời gian tới. Qua đó triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những ảnh hưởng nhất định thông qua yếu tố tỷ giá và lãi suất...

TTCK Việt Nam đối mặt với áp lực tỷ giá và lãi suất

Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua hồi đầu tháng 10/2015, triển vọng của kinh tế nói chung cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đã cải thiện hơn rất nhiều. Theo đó, ông Phạm Bình Phương - Phụ trách Bộ phận tư vấn đầu tư CTCP Chứng khoán Phương Nam (PNS) đánh giá xu hướng của VN-Index sẽ tiếp tục tích cực trong thời gian tới Và một trong những sự kiện có thể tác động đáng kể nhất là việc quốc hội Mỹ có thông qua TPP hay không.

Tuy nhiên, hai rủi ro lớn mà thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đối mặt sắp tới là tỷ giá và lãi suất. Việc Fed có thể nâng lãi suất vào kỳ họp tháng 12 sẽ khiến đồng USD tăng mạnh hơn, tạo ra áp lực đối với tỷ giá của Việt Nam.

Trong khi đó, yếu tố lãi suất cũng đang chịu rủi ro tăng trở lại khi mà tín dụng tăng trưởng mạnh, ông Phương nhận định.

Dòng tiền từ nhóm cổ phiếu cơ bản đang hiệu quả

Theo ông Phương, mặc dù nợ công trong nước có những diễn biến khó khăn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhưng một bộ phận doanh nghiệp cũng đang được hưởng lợi từ việc giá nguyên liệu giảm như ngành nhựa, hóa dầu, logistics... Dòng tiền trong thời gian qua cũng đã có sự quan tâm mạnh đến nhóm doanh nghiệp thuộc những ngành này, cụ thể là các doanh nghiệp như PLC, VSC, BMP... Kết quả kinh doanh trong quý 3/2015 vừa qua tiếp tục cho thấy tác động tích cực đến nhóm này, mức P/E hiện tại thấp hơn bình quân của thị trường, ông Phương nhận xét.

Ngoài ra, nhiều nhóm cổ phiếu SCIC thoái vốn, có nền tảng cơ bản tốt cũng nhận được sự chú ý của nhà đầu tư như VNM, FPT... hay KSB, BMI cũng đang là cơ hội đáng quan tâm.

Trước diễn biến này, ông Phương cho rằng các nhóm cổ phiếu trên sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền trong thời gian tới.

Chung quy lại, với những yếu tố tác động vừa tích cực vừa tiêu cực xuất phát từ các yếu tố vĩ mô và nội tại doanh nghiệp, ông Phương nhận định, chiến lược mua và nắm giữ cổ phiếu cơ bản đang phát huy hiệu quả và chưa cần thiết có sự thay đổi. Ngoài ra, ông cũng cân nhắc bổ sung danh mục các cổ phiếu bất động sản khi thị trường này đang có sự sôi động nhờ vào chính sách lãi suất thấp./.

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 01/12: Đi ngang hay giảm? (30/11/2015)

>   Chứng khoán tháng 12: “Con thuyền” VN-Index sẽ cập bến nào? (02/12/2015)

>   Rót tiền vào cổ phiếu nào dịp cuối năm? (30/11/2015)

>   Góc nhìn tuần 30/11 - 04/12: Xu hướng đang tiêu cực? (29/11/2015)

>   Góc nhìn 03/03: Rủi ro điều chỉnh vẫn hiện hữu (02/03/2016)

>   Góc nhìn 27/11: Ngưỡng 590 có đủ mạnh mẽ? (26/11/2015)

>   Ông Don Lam: Nên đầu tư 30% cho bất động sản, 70% cho cổ phiếu và nhóm khác (26/11/2015)

>   Góc nhìn 26/11: Không nên mạo hiểm mở nhiều vị thế mua mới (25/11/2015)

>   Góc nhìn 07-11/03: Giảm hay tiếp tục tăng điểm? (06/03/2016)

>   Góc nhìn 25/11: Nhóm Penny đã sẵn sàng? (24/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật