Thứ Hai, 30/11/2015 18:17

Góc nhìn 01/12: Đi ngang hay giảm?

Diễn biến tiêu cực tiếp tục xuất hiện trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11, lực bán tăng rất mạnh và lan rộng, đặc biệt trong giai đoạn cuối phiên chiều khiến VN-Index mất gần 10 điểm. Các chuyên gia cho rằng, thị trường hiện tại đang nghiêng về kịch bản sẽ giao dịch trong trạng thái tích lũy đi ngang hoặc sẽ giảm về ngưỡng hỗ trợ tiếp theo, khả năng hồi phục trong những phiên tới không cao.

Trạng thái tích lũy đi ngang

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Diễn biến tiêu cực tiếp tục xuất hiện trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11. Lực bán tăng rất mạnh và lan rộng, đặc biệt trong giai đoạn cuối phiên chiều khiến VN-Index mất gần 10 điểm. Hai nhóm cổ phiếu chủ chốt là ngân hàng và dầu khí lao dốc đã thay VNM tạo áp lực mạnh lên diễn biến toàn thị trường. VCB, STB, BID, CTG... đều xuất hiện lực bán rất mạnh, duy trì trong suốt phiên giao dịch với mức giảm xấp xỉ trên 3%. GAS, PVD, PVSPGS cũng chịu sức ép rất lớn với mức giảm đều trên 2%.

VN-Index chính thức phá vỡ đường hỗ trợ dài hạn SMA200 tương ứng mốc 582.2 điểm, lùi sâu về dưới mốc 576.6 điểm tương ứng đường Fibo 38.2%. Chỉ số này đang tiến vào vùng hỗ trợ tại 562 – 564 điểm. Dự kiến biến động giá tại vùng này sẽ cân bằng hơn trong một vài phiên tới sau giai đoạn điều chỉnh liên tục trong suốt tháng 11 với mức giảm gần 6% của VN-Index.

Thống kê trong vài năm gần đây cho thấy thị trường trong tháng 12 không có quá nhiều biến động và thường nghiêng về chiều hướng tích lũy tạo đà cho giai đoạn đầu năm. Việc FED có khả năng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 tới đây khiến giới đầu tư lo ngại về xu hướng rút vốn của dòng vốn ngoại tại các thị trường mới nổi. Tuy nhiên các thông tin về việc nới room cho khối ngoại và lộ trình thoái vốn của SCIC tại các doanh nghiệp lớn trên sàn sẽ có các thông tin chi tiết hơn trong thời gian tới là các yếu tố hỗ trợ thị trường. Những yếu tố tích cực đan xen tiêu cực củng cố nhận định về việc thị trường tháng 12 sẽ giao dịch trong trọng thái tích lũy tại vùng giá hiện tại sau giai đoạn điều chỉnh mạnh vừa qua.

SHS nghiêng về kịch bản thị trường sẽ giao dịch trong trạng thái tích lũy đi ngang tại vùng giá hiện tại. Nhà đầu tư có thể bắt đầu tiến hành giải ngân dần vào các mã đã về vùng giá tốt sau giai đoạn điều chỉnh vừa qua, được dự báo có kết quả kinh doanh khả quan trong các tháng cuối năm theo yếu tố mùa vụ như bất động sản, xây dựng. Nhóm các mã bluechips sau giai đoạn điều chỉnh gần đây cũng đang về vùng giá tương đối hấp dẫn và có thể cũng sẽ bắt đầu thu hút dòng tiền bắt đáy.

Chỉ số có thể sẽ kiểm nghiệm các vùng hỗ trợ thấp hơn

CTCK MB (MBS): Sự suy giảm của các cổ phiếu bluechip tiếp tục là nguyên nhân chính khiến các chỉ số giảm mạnh. MBS cũng nhận thấy hiện tượng giảm giá có sự lan tỏa sang nhiều cổ phiếu đầu cơ đã tăng giá trong thời gian vừa qua, thực tế này cho thấy trạng thái thận trọng của nhà đầu tư trong việc mạnh tay giảm tỷ trọng cổ phiếu khi hiện tượng margin được đánh giá đang ở mức cao trong thời gian gần đây. Tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá trên HOSE là 56/165 và trên HNX là 62/149.

Về mặt kỹ thuật, các chỉ số tiếp tục giảm và chạm các vùng hỗ trợ tương ứng là 575 điểm với VN-Index và 80.5 điểm với HNX-Index. Với quán tính giảm điểm hiện nay, không loại trừ khả năng các chỉ số sẽ kiểm nghiệm các vùng hỗ trợ thấp hơn tương ứng vùng 560 điểm với VN-Index và 79 điểm với HNX-Index, MBS cho rằng đây là các ngưỡng hỗ trợ mạnh có thể giúp thị trường lấy lại trạng thái cân bằng. Do đó MBS khuyến nghị nhà đầu tư giữ danh mục ở trạng thái cân bằng, các hoạt động mua trung hạn có thể mở mới tại các ngưỡng hỗ trợ mạnh nêu trên.

Thị trường có thể sẽ hồi phục trở lại

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS): Nhóm Ngân hàng tiếp tục suy giảm mạnh đã kéo thị trường và hàng loạt các cổ phiếu khác sụt giảm theo. Một phiên giảm điểm mạnh nhất đã kết thúc tháng 11 đầy biến động. Tại mốc 573 điểm, VN-Index chỉ còn cách vùng hỗ trợ 565-570 điểm một khoảng cách nhỏ.

Theo đánh giá của IVS, tuần này vùng hỗ trợ sẽ rơi vào khoảng 565-570 điểm nên áp lực có thể sẽ còn thêm 1-2 phiên nữa. Nếu điều này xảy ra thì ở phiên ngày mai (1/12) áp lực bán sẽ tiếp tục giảm dần. Trong những phiên gần đây thanh khoản đã sụt giảm liên tục, nhiều người lo ngại rằng lực mua bắt đáy suy giảm. Thực tế lực mua giá thấp vẫn còn rất nhiều nên nên không thể đánh giá rằng mua bắt đáy suy giảm, mà có thể đang báo hiệu rằng cung giá thấp hơn nữa sắp cạn. Ở giai đoạn này nhiều NĐT vẫn đang đứng ngoài quan sát chờ động thái của thị trường để hành động. Nhiều cổ phiếu suy giảm mạnh vừa qua như HAG, FLC, TCM, VCB, BID… đang nằm trong tầm ngắm. Bán ra lúc này có lẽ là quá muộn bởi rất có thể thị trường sẽ hồi phục trở lại bất ngờ khi tâm lý NĐT trở nên yếu nhất. 

NĐT chưa nên tham gia bắt đáy

CTCK Châu Á Thái Bình Dương (APEC): Giống như APEC nhận định, thị trường đã sớm có phiên điều chỉnh mạnh. Thông thường, nếu việc giảm điểm không phải do một thông tin dạng “black swan” như “Bầu Kiên” hay “Biển Đông” thì thị trường thường sẽ không phục hồi tại một đáy hình chữ V. Các nhà đầu tư chưa nên tham gia bắt đáy vào thời điểm này.

Các tin tức khác

>   Chứng khoán tháng 12: “Con thuyền” VN-Index sẽ cập bến nào? (02/12/2015)

>   Rót tiền vào cổ phiếu nào dịp cuối năm? (30/11/2015)

>   Góc nhìn tuần 30/11 - 04/12: Xu hướng đang tiêu cực? (29/11/2015)

>   Góc nhìn 03/03: Rủi ro điều chỉnh vẫn hiện hữu (02/03/2016)

>   Góc nhìn 27/11: Ngưỡng 590 có đủ mạnh mẽ? (26/11/2015)

>   Ông Don Lam: Nên đầu tư 30% cho bất động sản, 70% cho cổ phiếu và nhóm khác (26/11/2015)

>   Góc nhìn 26/11: Không nên mạo hiểm mở nhiều vị thế mua mới (25/11/2015)

>   Góc nhìn 07-11/03: Giảm hay tiếp tục tăng điểm? (06/03/2016)

>   Góc nhìn 25/11: Nhóm Penny đã sẵn sàng? (24/11/2015)

>   Góc nhìn 25/11: Nhóm Penny đã sẵn sàng? (24/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật