Thứ Sáu, 11/12/2015 13:15

Nhà đầu tư bất động sản trở lại cuộc đua

Ở nhiều lĩnh vực kinh doanh, một thương hiệu quay lại thị trường thường chật vật lắm mới có thể tồn tại. Riêng ở mảng bất động sản (BĐS), mới đây nhiều tên tuổi đã trở lại, được đánh giá là “lợi hại hơn xưa” và sẽ khiến thị trường “loạn nhịp”.

Sự trở lại ấn tượng

Mới đây, trong ĐHĐCĐ bất thường của CTCP Đầu tư Căn nhà Mơ ước - Dream House (DRH), Ban lãnh đạo của Công ty này được cổ đông, nhà đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ ngay khi trình bày kế hoạch đầu tư phát triển 2 dự án BĐS trong năm 2016.

Điều này chứng tỏ, cổ đông của DRH khá đồng thuận và cổ vũ nhiệt tình để công ty này gia nhập khai thác thị trường BĐS bên cạnh mảng phân bón truyền thống. Đây là một điểm khá bất ngờ nếu ai đó từng tham gia nhiều ĐHĐCĐ của một số doanh nghiệp (DN) khác ngoài ngành BĐS.

Về lý thuyết, DRH dù tồn tại khá lâu trên thị trường nhưng trong lĩnh vực BĐS còn khá im hơi lặng tiếng. Do đó, khi quay trở lại lĩnh vực này chắc chắn sẽ phải chật vật, nhất là trong bối cảnh thị trường BĐS chưa thoát khỏi cái bóng khủng hoảng kéo dài suốt từ 2008 đến nay. Nhiều DN trong và ngoài ngành BĐS hiện vẫn còn điêu đứng vì “kẹt” dự án. Thế nhưng, DRH có vẻ khá lạc quan với thị trường này, và người đứng đầu công ty, ông Phan Tấn Đạt, Tổng giám đốc DRH còn khẳng định: “Trong quý 1/2016 sẽ là bước ngoặt quan trọng cho một cuộc “lột xác” thực sự của DRH, khi doanh nghiệp quyết định sẽ tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần hiện tại, để chính thức bước vào “thị trường” với nhiều cơ hội mới đang mở ra”.

Ông Phan Tấn Đạt, Tổng giám đốc DRH tại ĐHĐCĐ bất thường 2015 của DRH vừa diễn ra ngày 05/12.

Thực tế, xét theo yếu tố ngành, DRH không phải không có cơ hội. Theo một số chuyên gia, riêng với BĐS những cái tên mới luôn được thị trường đón nhận, thậm chí những DN cùng ngành phải cảm thấy lo lắng. Bởi, sau quá trình tái cấu trúc thành công, các DN dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng có cơ hội trỗi dậy. Chưa kể, nếu họ có khối tài sản về đất sạch thì nó trở thành lợi thế để khoan sâu vào thị trường. Và câu chuyện này đang đúng khi DRH công bố họ sẽ tham gia ngay vào thị trường BĐS với 2 dự án BĐS lớn ở Q7 và Bà Rịa - Vũng tàu.

Cụ thể, ngay khi tăng vốn lên 490 tỷ đồng, DRH xây dựng ngay hình ảnh của một doanh nghiệp bất động sản sau nhiều năm lợi nhuận chính đến từ buôn bán phân bón. Hơn nữa, khi tái khởi động triển khai các dự án bất động sản mới, DRH đã xác định được rất rõ nhu cầu của người tiêu dùng và đang hướng đến hai phân khúc, đó là xây dựng căn hộ cho các gia đình trẻ có nhu cầu thật với mức giá hợp lý và chất lượng dịch vụ tốt. Theo đó, với các dự án gần trung tâm, DRH hướng phân khúc trung bình khá có giá bán từ 20 - 25 triệu đồng/m2, các dự án xa trung tâm sẽ dao động khoảng 10-12 triệu đồng/m2. Còn đối với phân khúc nghỉ dưỡng hiện nay đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, dự án mà Công ty đang triển khai tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được các chuyên gia từ nước ngoài quản lý và vận hành.

Chưa dừng lại, DRH tiếp tục cho biết về kế hoạch phát triển quỹ đất trong tương lai, DRH dự kiến sẽ thực hiện mua lại các quỹ đất chưa có điều kiện để triển khai. Bên cạnh đó, Công ty đã xúc tiến, gặp gỡ với các địa phương tại các khu vực có tiềm năng để gia tăng quỹ đất.

Có lo cung vượt quá cầu?

Thực tế, hiện nay không chỉ DRH mà khá nhiều DN có cùng chiến lược tăng vốn để tham gia nhanh vào thị trường BĐS trong năm 2016. Đơn cử, Sao Mai Group (ASM) phát hành tăng vốn và thu được gần 900 tỷ đồng, đẩy nguồn tiền mặt lên gần 1,300 tỷ đồng. Hay Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) đã hoàn tất việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, thu về trên 650 tỷ đồng hồi tháng 8 vừa qua…

Cùng với chiến lược tăng vốn của các DN thì vấn đề cũng được khá nhiều người quan tâm, đó là việc tham gia của nhiều tên tuổi mới, liệu có khiến cho thị trường bị bão hoà, thậm chí là dư cung?

Khi được đặt câu hỏi, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch HĐQT DRH cho rằng, áp lực tăng vốn để có vốn chủ sở hữu đầu tư mở rộng quy mô tại các DN BĐS đang rất lớn. Thoạt nhìn có thể thấy ngợp vì quá nhiều DN tăng vốn với mục tiêu đầu tư dự án. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, việc tăng vốn lần này của các DN nhằm hạn chế phụ thuộc vốn vay ngân hàng, điều này là một điểm tích cực và tạo sự bền vững của DN.

Nhiều nhà đầu tư đang quay trở lại với thị trường bất động sản.

Về việc có ngại vốn vào BĐS quá lớn sẽ trở lại câu chuyện dư thừa, ông Kiên cho rằng: "Cần phải xem đây là cơ hội để khách hàng có cơ hội tiếp cận được nhà ở đúng với nhu cầu”. Bởi lúc này, mỗi DN đã định hình được phân khúc khách hàng của riêng mình. Phía VIC, KDH, TDH… đều đánh vào phân khúc người có thu nhập cao. Đất Xanh (DXG), Đất Lành…khu vực trung bình thấp. Trong khi đó, DRH đánh vào phân khúc trung – cao cấp và đặc biệt là đối tượng người trẻ.

Trong những năm qua, DRH đầu tư ngành phân bón nhưng vẫn song song mở rộng quỹ đất, đồng thời liên tục tìm kiếm thêm cổ đông, nhà đầu tư mới tham gia vào phát triển DN. Vì vậy, việc có mặt của nhiều NĐT mới trong lần phát hành thêm cổ phiếu với một lượng vốn mới sẽ giúp DRH hiện thực hóa tham vọng vươn ra thị trường BĐS.

Thực tế, nhìn DRH, người ta có thể liên tưởng ngay đến một thương hiệu mới cùng ngành – Novaland và CTCP Năm sao. Xuất phát điểm của hai ông chủ này cũng là phân bón thì nay, thương hiệu BĐS của họ đã vượt tầm kiểm soát trên thị trường. Với DRH cũng vậy, như nhận định của nhiều người, khi phát hành cổ phiếu thành công để triển khai hai dự án lớn, có thể DRH sẽ thắng lớn vì vốn tự có khá lớn.

Cụ thể, trong đợt phát hành vốn thành công, DRH sẽ sử dụng 110 tỷ đồng cho dự án Cao ốc Căn hộ - Thương mại dịch vụ 1177 Huỳnh Tấn Phát, TPHCM. Tổng vốn đầu tư dự kiến 333 tỷ đồng, sẽ bắt triển khai từ tháng 1/2016 và bàn giao vào tháng 9/2017. Đến nay, dự án đã hoàn thiện đền bù, giải tỏa, chuẩn bị sẵn sàng để xây dựng và là dự án trọng điểm đầu tiên đánh dấu DRH trở lại với bất động sản. Còn dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc An tại Vũng Tàu, 150 tỷ đồng vốn từ huy động phát hành sẽ được sử dụng trong năm 2016 để hoàn chỉnh thủ tục, thi công hạ tầng, xây dựng biệt thự mẫu…/.

Các tin tức khác

>   Tập đoàn Amata – “ông chủ” của các dự án tỷ đô tại Việt Nam có tiềm lực thế nào? (11/12/2015)

>   FLC Complex 36 Phạm Hùng sắp mở bán đợt hai (11/12/2015)

>   Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất (11/12/2015)

>   Hà Nội vẫn khó khăn trong việc cấp sổ đỏ cho các tổ chức (11/12/2015)

>   IPO Vật liệu và Xây dựng Bình Dương có thu hút được đại gia BĐS rót vốn? (14/12/2015)

>   Tập đoàn Koizumi Nhật Bản mua lại 23% cổ phần của QH Plus (10/12/2015)

>   HQC: Chủ tịch Trương Anh Tuấn đăng ký mua 10 triệu cp (10/12/2015)

>   TPHCM: Sử dụng vốn từ CPH do SCIC quản lý để đầu tư dự án chống ngập (10/12/2015)

>   Thành lập Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 TPHCM (10/12/2015)

>   Long An chuyển đổi 355,000 m2 đất trồng lúa để xây khu dân cư đô thị (10/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật