Thứ Năm, 17/12/2015 10:09

Bộ Công thương cảnh báo hành vi lừa đảo của DN có trụ sở tại tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất

Năm 2015, Thương vụ Việt Nam tại Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) liên tục tiếp nhận, xử lý, cũng như phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhận được chào bán, mua hàng hóa, ký kết hợp đồng giao dịch xuất nhập khẩu mang tính lừa đảo, gian lận từ một số doanh nghiệp có trụ sở tại UAE. Tổng số tiền mà Thương vụ ghi nhận và góp phần nhằm ngăn chặn, hạn chế mất mát cho doanh nghiệp lên đến gần 4 triệu USD với 8 vụ việc.

 

Mặc dù đã có các cảnh báo, lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam về những hình thức lừa đảo, gian lận của các doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên do sự chủ quan, tâm lý hám lợi, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế nên vẫn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị lừa, thiệt hại nặng trong quá trình giao thương.

Thương vụ Việt Nam tại UAE lưu ý một số hành vi khi  làm ăn với các doanh nghiệp có trụ sở tại UAE để tránh rủi ro có thể xảy ra như làm giả chứng từ L/C, cài người lấy chứng từ xuất khẩu thông qua sử dụng hacker xâm nhập địa chỉ email của hai bên doanh nghiệp đang có giao dịch, theo dõi sát tiến trình đàm phán.

Khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì hack hộp mail (hoặc tạo 1 hộp mail có địa chỉ gần như giống tuyệt đối với mail của bên bán) để gửi thông tin tài khoản lừa đảo. Sau khi bên mua chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất. Hiện tại, Thương vụ đang xử lý vụ việc với cách thức lừa tương tự với số tiền gần 500,000 USD. Mặc dù đã can thiệp với ngân hàng Noor Bank của UAE (tài khoản của đối tượng lừa đảo nằm tại ngân hàng này) tuy nhiên đối tượng đã kịp giúp 2/3 số tiền. Vụ việc đang được đưa ra Sở Công an Dubai để điều tra, xử lý.

Ngoài ra, lợi dụng sự bất cẩn của các doanh nghiệp Việt Nam như không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao hàng, không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác,… để chuyển hàng không giá trị, không đúng theo hợp đồng.

Thực hiện giao dịch thương mại và thanh toán quốc tế thông qua hình thức đặt cọc một phần trị giá hợp đồng, phần còn lại thanh toán theo phương thức D/P. Sau khi doanh nghiệp tiến hành giao hàng, lập chứng từ thanh toán và gửi cho đối tác, doanh nghiệp không nhận được số tiền còn lại và mọi thông tin liên lạc bị cắt đứt. Hiện tượng này rất phổ biến và đối tượng gian lận là cả doanh nghiệp Việt Nam (6 vụ) và doanh nghiệp có trụ sở tại UAE (3 vụ).

Qua đó, khuyến cáo đối với doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, phát triển thị trường, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật.

Về phương thức thanh toán, cần thương lượng với đối tác để sử dụng hình thức thư tín dụng L/C không hủy ngang hoặc bảo đảm của ngân hàng có uy tín quốc tế để phòng ngừa nguy cơ không thanh toán hoặc gian lận của người mua. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Chỉ áp dụng phương thức đặt cọc khi đã biết rõ mức độ tín nhiệm và có thời gian giao dịch đủ dài với đối tác (mức đặt cọc tối thiểu 20-30%).

Hiện tại, giá cả hầu hết các hàng hóa đều được cập nhật rõ ràng qua thông tin thị trường hoặc các trang web hàng hóa quốc tế. Do đó, khi có đơn hỏi mua hàng trả giá cao quá, hoặc đơn bán hàng chào giá thấp quá so với mặt bằng, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, kiểm tra kỹ độ tin cậy để tránh bị lừa.

Ngoài ra, đối với phương thức mua hàng, cần tiến hành kiểm định hàng hóa thông qua tổ chức giám định quốc tế có uy tín tại nước sở tại trước khi đưa hàng lên tàu. Tiến hành sàng lọc và xác minh rõ các đối tác, đặc biệt là đối tác mới lần đầu giao dịch, đề nghị cung cấp giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan.../.

Các tin tức khác

>   Tập đoàn Malaysia đầu tư dự án nhiệt điện công suất lớn nhất VN (16/12/2015)

>   Nhiều doanh nghiệp dệt may cũng “bán mình” (16/12/2015)

>   Nga sẽ sớm hoàn tất các thủ tục hiệp định giữa Việt Nam và EAEU (16/12/2015)

>   TPHCM: Yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN năm 2015 (15/12/2015)

>   2 nhà máy xi măng 12,500 tỷ sẽ hoạt động vào tháng 1/2016 (15/12/2015)

>   Satra trình phương án bảo tồn Thương xá Tax (15/12/2015)

>   Sẽ thay người đại diện nếu không phối hợp chuyển giao quyền đại diện cho SCIC (14/12/2015)

>   Mỗi kilômet metro TP.HCM đầu tư 93-123 triệu USD (14/12/2015)

>   Trung Quốc gỡ bỏ lệnh tạm dừng nhập khẩu tôm sú sống từ Việt Nam (11/12/2015)

>   Kế hoạch tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ (11/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật