Thứ Ba, 24/11/2015 10:02

Ngày 24/11/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: ASM, CTG, CSM, FLC, KDC, NTL, SHS, SHA, TDH, VNM.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, khuyến nghị của Vietstock Trader, thanh khoản... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

ASM – CTCP Tập Đoàn Sao Mai

Mức giá hiện tại: 14,000

Tín hiệu kỹ thuật: Giá tiếp tục tăng mạnh và test lại cận trên của kênh giá lên cho thấy xu hướng tăng vẫn đang duy trì.

Điểm đặc biệt đáng chú ý là đường SMA100 đã cắt lên trên SMA200 để cho tín hiệu mua dài hạn. Vào tháng 12/2013 cũng có một tín hiệu tương tự xuất hiện và sau đó giá tăng liên tục trong nhiều tháng.

Cổ phiếu đã vượt middle của kênh giá (tương đương vùng 12,700-13,300) nên vùng này sẽ đóng vai trò hỗ trợ nếu có điều chỉnh.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể mua trong các đợt điều chỉnh về lại middle của kênh giá (tương đương vùng 12,700-13,300).

CTG – Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Mức giá hiện tại: 19,700

Tín hiệu kỹ thuật: CTG vẫn đang điều chỉnh trong thời gian gần đây. Hiện giá vẫn duy trì trên vùng hỗ trợ 19,300-19,600. Vùng này có khối lượng tích lũy lớn và là đáy cũ gần đây nên đáng chú ý.

Stochastic Oscillator cũng đã về vùng khá sâu dưới vùng oversold nên khả năng hồi phục ngắn hạn được kỳ vọng.

Ngoài ra, SMA 200 vẫn chưa bị phá vỡ nên xu hướng tăng dài hạn của cổ phiếu vẫn chưa bị đảo ngược.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể mua vào nếu giá vẫn duy trì trên hoặc test thành công vùng hỗ trợ 19,300-19,600.

CSM – CTCP CN Cao Su Miền Nam

Mức giá hiện tại: 28,000

Tín hiệu kỹ thuật: Triển vọng dài hạn của CSM khá tiêu cực khi vẫn duy trì bên dưới nhóm MA dài hạn trong những tháng gần đây. Nhóm này cũng sẽ đóng vai trò kháng cự mạnh nếu giá tăng trở lại trong các phiên tới.

Tuy nhiên, giá đang test lại vùng hỗ trợ mạnh là đáy cũ tháng 08/2015 (tương đương vùng 25,000-27,500). Do đó khả năng cổ phiếu sẽ giằng co mạnh khi test vùng này ở những phiên tới.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua vào khi giá test lại đáy cũ tháng 08/2015 (tương đương vùng 25,000-27,500) với quan điểm nhanh chóng bán ra nếu vùng này thủng.

FLC – CTCP Tập Đoàn FLC

Mức giá hiện tại: 9,100

Tín hiệu kỹ thuật: FLC đã vượt lên trên cận trên của kênh giá xuống cho thấy xu hướng giảm trung hạn đã bị đảo ngược.

Hiện tại, xu hướng tăng vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt khi mà RSI vẫn đi lên trong vùng overbought. Mục tiêu tiếp theo là vùng 9,500-9,700.

Trong trường hợp điều chỉnh thì cận trên sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh (vùng 8,400-8,700).

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể canh mua khi giá điều chỉnh về vùng 8,400-8,700.

KDC – CTCP TẬP ĐOÀN KIDO

Mức giá hiện tại: 25,100

Tín hiệu kỹ thuật: KDC hình thành mẫu hình giống Leading Diagonal từ tháng 05/2015 cho tới cuối tháng 07/2015. Nếu đây thực sự là mẫu hình Leading Digonal thì xu hướng của KDC khá tích cực với mục tiêu là ngưỡng 30,000. Tuy nhiên, giá không được phá vỡ đáy cũ tháng 05/2015.

Tuy vậy, các kịch bản khác vẫn có thể xảy ra nên cần thêm các tín hiệu xác nhận từ giá trong các phiên tới. Cụ thể là giá tiếp tục phá vỡ đỉnh cũ cuối tháng 09/2015 (mức 25,400).

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua khi giá phá vỡ hoàn toàn đỉnh cũ của tháng 09/2015 hoặc test lại vùng đáy cũ 23,000-23,500.

NTL – CTCP Phát Triển Đô Thị Từ Liêm

Mức giá hiện tại: 14,400

Tín hiệu kỹ thuật: Giá vẫn đang biến động sideway kể từ giữa tháng 07/2015 cho tới nay với khả năng là sóng điều chỉnh Triangle.

Khả năng cổ phiếu sẽ giằng co thêm nữa trong khoảng thời gian tới. Tuy nhiên, đáy cũ ngày 10/11/2015 sẽ là hỗ trợ mạnh cho giá.

SMA100 tiếp tục đi lên mạnh sau khi cho tín hiệu mua với SMA200. Do các tín hiệu mua của MA dài hạn có độ tin cậy cao và khối lượng đang hồi phục dần nên triển vọng của NTL là rất tích cực.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể tiếp tục mua nếu giá vẫn duy trì bên trên vùng hỗ trợ mạnh 13,600-14,400 (tương đương nhóm MA dài hạn).

SHS – CTCP Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội

Mức giá hiện tại: 7,800

Tín hiệu kỹ thuật: Giá tiếp tục tăng mạnh và đi lên khỏi trendline kháng cự từ cuối năm 2014 cho tới nay là tín hiệu đảo chiều đáng chú ý. Ngoài ra, khối lượng cũng cải thiện về lại mức trung bình 20 phiên gần nhất (ở đồ thị ngày).

Ở góc nhìn dài hạn hơn, đà tăng của SHS sẽ còn tiếp tục được kỳ vọng khi đáy cũ tháng 05/2014 đã đóng vai trò hỗ trợ tốt. Mục tiêu ngắn hạn là vùng 8,900-9,500.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể tiếp tục mua vào nếu giá vẫn duy trì trên vùng 7,200-7,300.

SHA – CTCP Sơn Hà Sài Gòn

Mức giá hiện tại: 14,100

Tín hiệu kỹ thuật: SHA vẫn duy trì trong kênh giá tăng dài hạn từ tháng 05/2014 cho tới nay. Điều này cho thấy xu hướng tăng vẫn đang khá mạnh.

Tuy nhiên, giá có thể rung lắc nếu test lại cận trên của kênh giá (tương đương vùng 14,200-15,600)

Vùng hỗ trợ ngắn hạn là vùng 11,500-12,500, nơi có sự hiện diện của đáy cũ tháng 10/2015.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể tiếp tục mua nếu giá test lại vùng 11,500-12,500.

TDH – CTCP Phát Triển Nhà Thủ Đức

Mức giá hiện tại: 14,000

Tín hiệu kỹ thuật: Theo lý thuyết sóng Elliott thì giá có thể đang ở giai đoạn cuối của sóng C điều chỉnh. Nếu sóng này kết thúc thì một giai đoạn tăng trưởng mới có thể bắt đầu.

Hiện tại, có các tín hiệu đáng chú ý trên TDH:

Thứ nhất, giá test lại vùng đáy cũ tháng 05/2014 (vùng 12,000-13,800). Đây là vùng có khối lượng tích lũy lớn, thời gian tồn tại lâu và số lần test thành công khá nhiều nên độ tin cậy rất cao.

Ngoài ra, MACD theo đồ thị tuần (weekly chart) cũng sắp cho tín hiệu mua mạnh. Đây là tín hiệu từng xuất hiện trong các giai đoạn tháng 11/2013, tháng 09/2014, tháng 12/2012…

Hơn nữa, trendline hỗ trợ dài hạn từ cuối năm 2012 cho tới nay vẫn chưa bị phá vỡ. Điều này cho thấy xu hướng tăng dài hạn vẫn còn được bảo toàn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào mạnh nếu giá vẫn duy trì trong vùng 12,000-13,700.

VNM – CTCP Sữa Việt Nam

Mức giá hiện tại: 127,000

Tín hiệu kỹ thuật: VNM điều chỉnh trở lại trong những phiên gần đây. Tuy nhiên, đây chỉ là điều chỉnh trong xu hướng tăng trưởng lớn vẫn còn.

Khối lượng duy trì tốt cho thấy lực cầu khá mạnh trong ngắn hạn. Ngoài ra, khối ngoại mua ròng mạnh trong phiên 23/11 cũng là tín hiệu tích cực.

Vùng 122,000-124,000 (tương ứng mức 38.2% của dãy Fibonacci Retracemnt và cận trên của kênh giá lên) sẽ là vùng hỗ trợ mạnh cho VNM. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên đợi thêm các tín hiệu cũng cố khác nếu giá test lại vùng này.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể canh mua vào nếu giá test thành công vùng 122,000-124,000.

Các tin tức khác

>   Tuần 23-27/11/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (22/11/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 23-27.11.2015 (22/11/2015)

>   Cổ phiếu Ngành Chứng khoán: Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn (20/11/2015)

>   Chu kỳ thị trường chứng khoán giai đoạn cuối năm (20/11/2015)

>   Ngày 19/11/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (19/11/2015)

>   Ngày 17/11/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (17/11/2015)

>   [Tín hiệu đảo chiều] Khả năng điều chỉnh vẫn còn (18/11/2015)

>   Tuần 16-20/11/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (15/11/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 16-20.11.2015 (15/11/2015)

>   Cổ phiếu Bất động sản: Sóng tăng đang quay trở lại? (16/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật