Thứ Ba, 17/11/2015 11:30

Đỉnh nợ công sẽ rơi vào năm 2017 là 63%

Sáng 17/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trả lời chất vấn của ĐBQH về các vấn đề như nợ công, chi ngân sách Nhà nước (NSNN)...

Báo Điện tử Chính phủ đưa tin, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho biết cử tri vẫn còn rất băn khoăn lo lắng nhiều vấn đề. Trong đó, nợ công tăng cao, gần đến ngưỡng nên chúng ta làm không đủ trả nợ, phải vay để trả nợ. Đây là vấn đề cử tri rất bức xúc cần những lý giải từ Bộ Tài chính.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết theo yêu cầu tới năm 2020 và tầm nhìn tới 2030 thì nợ công không quá 65% GDP và nợ Chính phủ không quá 50% GDP. Trong 5 năm qua, nợ công tăng dần từng năm, từ 50% GDP vào năm 2011 lên đến 61.3% vào cuối năm nay.

Trong 6 tiêu chí đảm bảo an toàn nợ công thì chỉ có 1 tiêu chí không đạt là bù đắp bội chi của ngân sách nhà nước. Theo đó, bội chi của cả 5 năm qua là 5.5% trong khi quy định là 4.5%. Việc bội chi tăng cũng làm cho nợ công tăng lên. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết bội chi dành tập trung để chi cho đầu tư phát triển, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, y tế, nông thôn mới là rất quan trọng.

Ngoài ra các yếu tố khác cũng làm tốc độ tăng nợ công cao (trung bình 20%/năm) là chi ngân sách nhà nước tăng mạnh 18%/năm, tăng phát hành trái phiếu thêm 170,000 tỉ đồng, biến động tỷ giá.

Tuy nhiên, ngành Tài chính đã cơ cấu lại nợ công. Tỷ lệ nợ vay trong nước tăng từ 39% lên 71% và vay nước ngoài giảm đi. Cơ cấu lại nợ công bằng cách đa dạng hóa kỳ hạn và phát hành trái phiếu quốc tế như vừa được Quốc hội thông qua kế hoạch này. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết Bộ Tài chính đang theo dõi sát sao thị trường vốn quốc tế nhưng thấy chưa thấy thuận lợi nên chưa phát hành 3 tỉ USD vốn trái phiếu của Chính phủ.

Để đảm bảo an toàn nợ công, Bộ trưởng Tài chính cũng nêu một loạt các giải pháp mà Chính phủ, Bộ Tài chính đã thực hiện trong thời gian và tin tưởng với việc xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn 2016-2020, kế hoạch quản lý vay và trả nợ công trên tinh thần tăng GDP trong 5 năm tới từ 6-6.5%, lạm phát 5%, bội chi 4.5% thì nợ công tới năm 2020 sẽ chỉ còn 58% và đỉnh nợ công sẽ rơi vào năm 2017 là 63% (vẫn thấp hơn mức trần 65%).

Đồng thời Bộ trưởng Dũng cho biết: “Sau này lãi suất cao hơn, thời gian trả nợ tăng lên và đã được Bộ Tài chính tính toán”.

Tới năm 2020 chi thường xuyên sẽ chỉ còn 59% tổng chi NSNN

Đại biểu Nguyễn Cao Sơn đặt câu hỏi về tình hình thu-chi ngân sách hiện nay và đề nghị Bộ trưởng Tài chính làm rõ tình hình. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết hiện nay chi thường xuyên cao tới 67-68% GDP nên ảnh hưởng tới chi đầu tư phát triển.

Nhưng thời gian qua cơ cấu thu thay đổi tích cực. Trong bối cảnh hội nhập, giảm thuế như vậy nhưng thu nội địa tăng, đạt 74% trong cơ cấu thu NSNN. Tỷ lệ huy động thuế, phí vào NSNN đạt 24%.

Đặc biệt quy mô NSNN ngày càng tăng lên nhưng tỷ lệ chi thường xuyên giảm xuống. Năm 2016 dự kiến chi thường xuyên sẽ chỉ con 64% và tới năm 2020 còn khoảng 58-59%.

Trong các khoản nợ thuế 67,000 tỉ đồng hiện nay, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết hoàn toàn có thể thu được 34,000 tỉ đồng để đảm bảo sự thiếu hụt từ thu NSNN trong năm 2015.

Thu Minh

Các tin tức khác

>   ‘Tồn kho” chất vấn qua góc nhìn Chính phủ (16/11/2015)

>   Xử lý hơn 46.000 vụ phạm tội kinh tế trong 3 năm (14/11/2015)

>   Quốc hội duyệt 239,000 tỷ đồng giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (12/11/2015)

>   Quyết định tăng lương, cho phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế (11/11/2015)

>   Quốc hội thông qua chỉ tiêu GDP 2016 tăng 6.7%, CPI dưới 5% (10/11/2015)

>   Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc (06/11/2015)

>   Bộ Công Thương công bố toàn văn Hiệp định TPP (05/11/2015)

>   Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội (05/11/2015)

>   ANZ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 4/2015 đạt 7.6% (05/11/2015)

>   HSBC kỳ vọng sẽ tăng lãi suất vào quý 3/2016 (04/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật