Thứ Năm, 12/11/2015 15:13

Chấm dứt tình trạng quá lớn để sụp đổ

Hiện các ngân hàng tại châu Âu đang ngày càng quan ngại trước việc tăng nhu cầu về vốn theo những quy định mới nhất của Basel IV.

Thời báo Ngân hàng đưa tin, trong bản khuyến nghị chính sách cho các nhà lãnh đạo của G20, Hội đồng ổn định tài chính (FSB) đã khẳng định đề nghị cuối cùng của họ đối với một ý tưởng đặc biệt được đưa ra tại hội nghị nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20). Đó là đề xuất triển khai cái gọi là Tổng năng lực hấp thụ mất mát TLAC (Total Loss Absorbing Capacity) cho các ngân hàng lớn.

Trong bản kế hoạch dự định sẽ đưa ra cho G20 vào cuối tháng này, FSA đã khẳng định một vùng đệm tương đương 16% vốn rủi ro của các ngân hàng sẽ được thiết lập vào năm 2019 và tăng lên 18% vào năm 2022.

FSB có thể sẽ đưa ra khuyến nghị chính sách trong nửa đầu năm tới

"Việc chấm dứt tình trạng quá lớn để sụp đổ có thể không bao giờ là tuyệt đối bởi vì tất cả các định chế tài chính không thể né tránh hoàn toàn khỏi mọi cú sốc từ bên ngoài" - Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, đồng thời cũng là người chủ trì FSB đã khẳng định trong một lá thư gửi đến G20. "Nhưng những đề xuất này sẽ tạo ra thay đổi tích cực".

Hiện các ngân hàng tại châu Âu đang ngày càng quan ngại trước việc tăng nhu cầu về vốn theo những quy định mới nhất của Basel IV.

4 ngân hàng lớn tại Trung Quốc bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc sẽ không còn được miễn trừ mức TLAC và thời hạn sẽ được áp dụng vào năm 2025 và 2028.

Đối với các thị trường mới nổi thì có thể lịch trình sẽ được đẩy nhanh hơn, nếu như nợ của DN tại một quốc gia cụ thể nào đó lên tới hơn 55% GDP, FSB cho biết.

FSB cho biết, những lợi ích kinh tế từ các đề xuất của họ sẽ lớn hơn chi phí phải bỏ ra. Điều này sẽ làm tăng "ít nhất là một phần ba" khả năng phục hồi của các ngân hàng và làm giảm khả năng gây ra khủng hoảng mang tính hệ thống, đồng thời cắt giảm được chi phí tài chính để đối phó với khủng hoảng nếu như nó xảy ra.

Bên cạnh đó, những kế hoạch được đề xuất cũng bao gồm cả mục đích kiềm chế để ngăn chặn các ngân hàng đang nắm giữ quá nhiều TLAC của nhau, và khi đó sẽ trở nên quá phụ thuộc nhau về mặt tài chính.

FSB vẫn đang tìm cách để chấm dứt tình trạng quá lớn để sụp đổ với những vấn đề liên quan bên ngoài lĩnh vực ngân hàng xung quanh các công ty quản lý tài sản. FSB có thể sẽ đưa ra khuyến nghị chính sách trong nửa đầu năm tới, ông Carney nói.

Thu Minh

Các tin tức khác

>   Ngân hàng trung ương Hàn Quốc tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục (12/11/2015)

>   Vàng xuống thấp nhất trong gần 5 năm (12/11/2015)

>   Dầu giảm sâu và rớt mốc 43 USD/thùng (12/11/2015)

>   Đâu là rào cản lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu 2016? (12/11/2015)

>   Liên minh châu Âu chi lãng phí hơn 6 tỷ euro trong năm 2014 (11/11/2015)

>   Moody’s: Khả năng chống chọi với các cú sốc của kinh tế toàn cầu đã suy yếu (11/11/2015)

>   Mỹ, Nhật Bản cùng lên tiếng bác bỏ khả năng đàm phán lại TPP (11/11/2015)

>   Dầu hồi sinh sau 4 phiên lao dốc (11/11/2015)

>   Vàng phục hồi kỹ thuật 2 phiên liên tiếp (11/11/2015)

>   Dự trữ vàng của Trung Quốc tăng thêm 14 tấn trong tháng 10 (10/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật