Thứ Tư, 11/11/2015 10:41

Moody’s: Khả năng chống chọi với các cú sốc của kinh tế toàn cầu đã suy yếu

Các tín hiệu cảnh báo về đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang gia tăng và mới đây nhất, Moody's – một tổ chức xếp hạng tín nhiệm có sức ảnh hưởng rất lớn – cũng đưa ra dự báo ảm đạm cho các năm tới.

* OECD: Thương mại toàn cầu trì trệ gia tăng nguy cơ suy thoái

* Kinh tế toàn cầu đón tin xấu!

 

Theo Moody’s, điều đáng lo ngại là các nhà làm chính sách thiếu công cụ để đối phó với bất kỳ cú sốc tiêu cực nào sau nhiều năm áp dụng mức lãi suất siêu thấp và bơm mạnh thanh khoản.

Đà tăng trưởng ở cả các thị trường phát triển lẫn mới nổi đều không như kỳ vọng và Trung Quốc – một trong những động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu trong các năm qua – cũng đang bộc lộ tín hiệu đáng lo ngại và thất vọng. Tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể suy yếu về mức 6.2% vào năm 2017 sau khi chứng kiến tốc độ mở rộng hơn 8% trong gần một thập kỷ qua.

“Các nhà điều hành thiếu các khoản đệm chính sách tiền tệ và tài khóa thông thường để bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi các cú sốc tiềm tàng”, nhận định của ông Marie Diron, Phó Chủ tịch cấp cao Bộ phận chính sách tín dụng của Moody’s trong báo cáo nghiên cứu công bố ngày thứ Ba.

“Tăng trưởng kinh tế toàn cầu ảm đạm sẽ không hỗ trợ việc cắt giảm đáng kể nợ công hoặc cho phép các ngân hàng trung ương nâng mạnh lãi suất”.

Moody’s giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu như trong báo cáo đưa ra quý trước và ước tính tăng trưởng GDP của G20 sẽ đạt bình quân 2.8% trong giai đoạn 2015-2017, thấp hơn so với kỳ vọng của nhiều người. Điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng GDP chỉ cải thiện 0.3% so mức bình quân trong giai đoạn 2012-2014 và thấp hơn đáng kể so với mức bình quân 3.8% trong 5 năm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Hôm thứ Hai, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu 2015 từ 3% xuống 2.9% và cảnh báo về đà giảm tốc ngày càng trầm trọng tại các thị trường mới nổi cũng như sự trì trệ của hoạt động thương mại toàn cầu.

Bên cạnh đó, dù dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ dần tăng tốc lên mức 3.3% trong năm 2016 và 3.6% trong năm 2017 nhưng OECD cho biết bất kỳ sự cải thiện nào cũng đòi hỏi sự cân bằng trở lại của các hoạt động tại Trung Quốc và dòng vốn đầu tư mới tại các nền kinh tế phát triển. Theo cơ quan này, mặc dù các nền kinh tế phát triển đã phục hồi khá mạnh trong năm nay nhưng hoạt động giao thương yếu kém trên toàn cầu đã tác động tiêu cực đến các thị trường mới nổi, và đà giảm tốc của Trung Quốc đã nói lên điều này.

Phước Phạm (Theo CNBC)

Các tin tức khác

>   Mỹ, Nhật Bản cùng lên tiếng bác bỏ khả năng đàm phán lại TPP (11/11/2015)

>   Dầu hồi sinh sau 4 phiên lao dốc (11/11/2015)

>   Vàng phục hồi kỹ thuật 2 phiên liên tiếp (11/11/2015)

>   Dự trữ vàng của Trung Quốc tăng thêm 14 tấn trong tháng 10 (10/11/2015)

>   Holcim và Lafarge sáp nhập thành LafargeHolcim (10/11/2015)

>   IEA: Chiến lược của OPEC có thể phản tác dụng (10/11/2015)

>   Vàng đứt mạch giảm 7 phiên liên tiếp (10/11/2015)

>   Dầu giảm 4 phiên liên tiếp trước nỗi lo nhu cầu (10/11/2015)

>   OECD: Thương mại toàn cầu trì trệ gia tăng nguy cơ suy thoái (10/11/2015)

>   USD lên cao nhất 7 tháng sau báo cáo việc làm Mỹ (09/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật