Nhịp đập Thị trường 14/10: Ngoại mua ròng, VN-Index tiếp tục điều chỉnh
Khối ngoại đã quay trở lại mua ròng trên HOSE và tiếp tục mua ròng trên HNX nhưng khối lượng mua vào không nhiều. Tuy nhiên việc chuyển hướng giao dịch của khối ngoại đã góp phần giúp hỗ trợ cả hai chỉ số trong bối cảnh khối nội đang có xu hướng bán ra, đặc biệt tại một số cổ phiếu lớn và có ảnh hưởng.
Nhóm cổ phiếu được khối ngoại mua mạnh đều là những cổ phiếu lớn và có ảnh hưởng trên hai sàn, một số cổ phiếu nổi bật như BVH, CII, PVD, HQC, CTG,... trên HOSE hay TIG, LAS,... trên HNX. Điểm đáng chú ý tại nhóm được khối ngoại mua vào là kết phiên đa số đều giảm điểm, trong đó BVH giảm mạnh nhất với 2,500 đồng/cp. Việc diễn biến trái ngược này cho thấy nhà đầu tư nội đang có xu hướng bán ra chốt lời tại các cổ phiếu này.
Theo nhìn nhận của một chuyên gia, hầu hết các cổ phiếu được nêu ở trên đều là những cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Mà theo chuyên gia này nhìn nhận, trong nhiều phiên trước, dòng tiền vào thị trường khá hạn chế và khả năng chỉ là dòng tiền đầu tư ngắn hạn, thêm vào đó VN-Index giai đoạn trước khi nhóm các cổ phiếu này gia tăng cũng chưa vượt mốc 590 điểm hay tệ hơn là vẫn còn cách mốc này khá xa. Chính vì những nguyên nhân này, kết hợp với VN-Index không thể giữ được mốc 590 điểm và lực bán cũng len lói xuất hiện tại nhiều cổ phiếu đã kích thích dòng tiền ngắn hạn bán ra với lực bán tập trung tại các cổ phiếu tăng khá.
Nhìn nhận chung về thị trường, theo vị này, việc lực bán lan tỏa và xuất hiện nhiều hơn cũng vì nguyên nhân VN-Index điều chỉnh về dưới mốc 590 điểm (bán khi không thể tăng mạnh và nhóm đầu cơ luôn là tâm điểm bán trong các phiên này). Khi các nhóm cổ phiếu bị bán ra việc thị trường đi xuống là điều hiển nhiên.
Nhìn lại thị trường, ở phiên hôm nay, với lực đỡ từ khối ngoại đặc biệt là mua các cổ phiếu lớn đã giúp VN30 tăng nhẹ 0.54 điểm. Các cổ phiếu nhỏ mang tính đầu cơ bị bán ra và lực bán lan toản là nguyên nhân đẩy chỉ số đi xuống.
Về giao dịch thị trường, khối lượng giao dịch có sự phân hóa khi tập trung mạnh trên HOSE với 113.5 triệu đơn vị, còn trên HNX chỉ gần 35 triệu đơn vị. Giao dịch thỏa thuận toàn sàn ở mức hơn 13 triệu đơn vị, tương ứng gần 250 tỷ đồng.
Một số cổ phiếu có thỏa thuận đáng kể như ASM, MHC, NLG, BII. Trong đó MHC và NLG có diễn biến giá tích cực. MHC tăng trần và NLG tăng 2.4%.
Về diễn biến ngành, SX Nhựa-Hóa chất tăng mạnh nhất với 3.755, Thực phẩm-đồ uống theo sau với 2.4%. Ở chiều ngược lại, Bảo hiểm giảm mạnh nhất với 2.53%.
13h55: Cổ phiếu SX Nhựa-Hóa chất tăng mạnh
Diễn biến thị trường vẫn khá phân hóa dòng tiền tiếp tục tập trung vào nhóm các cổ phiếu Mid Cap, trong đó nhóm các cổ phiếu SX Nhựa-Hóa chất được quan tâm mạnh, đưa nhóm này dẫn đầu về mức tăng.
Tính đến 13h55, nhóm các cổ phiếu SX Nhựa-Hóa chất tăng mạnh 4.58%. Mức tăng chính ở nhóm này phụ thuộc vào một số cổ phiếu như DPM, BFC, DGC, BMP, NTP, TTP,... Trong đó BFC thoát khỏi chuỗi giảm điểm liên tiếp.
Bên cạnh nhóm này, hỗ trợ cho VN-Index còn đến từ một số nhóm khác như CNTT, Thực phẩm, Bán lẻ,... Trong đó nhóm Thực phẩm có sự tác động mạnh của VNM.
Ở chiều ngược lại, nhóm các cổ phiếu Cao su diễn biến thiêu tích cực nhất khí giảm 1.39%. Một số nhóm dẫn dắt khác như Bảo hiểm, Thủy sản, Ngân hàng cũng suy giảm ảnh hưởng không tốt đến chỉ số.
Tính đến 14h02, VN-Index quay đầu tăng 1.19 điểm lên 592.03 điểm. Còn HNX-Index tăng nhẹ 0.11 điểm lên 80.73 điểm.
Phiên sáng: Large Cap lùi sâu, VN-Index suy giảm
Lực bán đang gia tăng mạnh hơn và lan tỏa toàn thị trường, trong khi đó ở chiều ngược lại VNM vẫn tăng điểm nhưng chỉ cổ phiếu này tăng mạnh trong nhiều ông lớn khác suy giảm đã không thể giúp VN-Index duy trì sắc xanh.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 0.71 điểm, tương ứng 0.12% về 590.13 điểm. Còn HNX-Index giảm 0.15 điểm, tương ứng 0.19% về 80.47 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức gần 81 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,500 tỷ đồng.
Nhóm các cổ phiếu lớn - Large Cap giảm sâu hơn với 0.54 điểm, tương ứng 0.21% là nguyên nhân kéo chỉ số đi xuống. Bên cạnh đó, các nhóm Small Cap và Micro Cap cũng chưa cho dấu hiệu tích cực cũng ảnh hưởng đến thị trường chung. Tác động tích cực nhất vẫn là nhóm Mid Cap với mức tăng 0.22 điểm, tương ứng 0.29%.
Về diễn biến chi tiết cổ phiếu, VNM vẫn là động lực tích cực nhất kéo chỉ số, nhưng thời điểm hiện tại nhiều cổ phiếu lớn khác như GAS, BVH, CSM, HVG, PVD, VCB,... bị bán mạnh, VNM chỉ đóng vai trò giúp chỉ số bớt giảm. Thiếu tích cực hơn, có thể nhận thấy việc áp lực cung gia tăng cũng phần nào làm VNM suy giảm đà tăng.
Ngoài các nhân tố trên, phiên hôm nay cũng cho dấu hiệu tích cực tại các cổ phiếu nhỏ hay cổ phiếu đầu cơ nhưng có sự phân hóa rất rất. Một số cổ phiếu diễn biến tốt như BFC, FIT, BMI, FPT, JVC, KSB, KSH, KSK, HLD, VC7,...
Xét về giao dịch thị trường, sự phân hóa hai sàn cũng khá rõ. HOSE tiếp tục giữ được mức thanh khoản ổn định, trong khi đó HNX thanh khoản suy giảm mạnh (chỉ gần 225 tỷ đồng). Một số cổ phiếu có giao dịch tích cực như ITA, JVC, CII, DLG, FPT, GTN, HAG,...
10h30: Phân hóa!
Diễn biến thị trường hiện tại phân hóa khá rõ nét. Nhóm nhiều cổ phiếu lớn quay lại trạng thái điều chỉnh trong khi đó nhiều cổ phiếu nhỏ hơn đang được mua vào nhưng lực mua không mạnh đưa VN-Index vào trạng thái giằng co. VNM vẫn là tâm điểm kéo chỉ số.
Tính đến 10h20, nhóm Large Cap giảm 0.12 điểm, tương ứng 0.05%. việc chỉ giảm nhẹ là nhờ sự bứt phá của VNM với tỷ lệ ảnh hưởng lên đà tăng lên mức 0.523%. Các nhóm Small Cap và Micro Cap cũng giảm lần lượt 0.02 điểm và 0.06 điểm. Tích cực duy nhất nằm ở nhóm Mid Cap khi tăng 0.35 điểm, tương ứng 0.46%. Diễn biến các nhóm ngành cho thấy sự phân hóa rõ nét của dòng tiền.
Theo nhìn nhận của một nhà đầu tư lâu năm, tuy thị trường không thật sự nổi bật nhưng có thể thấy dòng tiền tham gia được duy trì khá ổn định, tập trung nhiều ở nhóm cổ phiếu dẫn đầu, có cơ bản tốt. Thêm vào đó, VN-Index hiện tại đã vượt qua ngưỡng 590 điểm và tiến đến ngưỡng tâm lý mạnh 600 điểm, vì vậy cần có những nhịp điều chỉnh nhẹ như hiện tại để cân bằng mặt bằng giá và cần hơn hết là tích lũy cổ phiếu.
Còn nhìn nhận về các nhóm cổ phiếu, một chuyên gia tài chính cho biết: Với nhóm cổ phiếu Bất động sản, CEO và DXG có một phiên suy yếu tuy vậy chưa có vi phạm gì về nền tảng, VIC rơi vào điểm bán cho thấy phiên đi lên trước đó thiếu thuyết phục tích cực nhất có thể ở CII.
Với phân lớp cơ bản, NT2 vẫn đang tạo nền giá mới, vừa lên vừa xây dựng nền tảng mới. VNM duy trì kênh tích lũy một cách chặt chẽ. GMD có dấu hiệu chững lại, vẫn nằm trong kênh xu hướng đã hình thành.
Tính đến 10h30, VN-Index tăng 1 điểm lên 591.84 điểm. Còn HNX-Index quay đầu giảm 0.15 điểm về 80.48 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức hơn 1,000 tỷ đồng.
Mở cửa: VNM bứt phá, kéo VN-Index tăng điểm
Trái ngược với diễn biến ở phiên ngày 13/10 khi nhóm các cổ phiếu bluechip lớn bị bán kéo chỉ số đi xuống thì mở phiên sáng nay, nhiều cổ phiếu trụ cột trên HOSE gia tăng khá đang giúp chỉ số này giao dịch trong sắc xanh. VNM, VIC, STB là những cổ phiếu tích cực nhất.
Sau 15 phút mở phiên, chỉ số VN-Index tăng 2.3 điểm, tương ứng 0.39% lên mức 593.14 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức hơn 6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 120 tỷ đồng.
Nhân tố tác động mạnh nhất đến đà tăng của chỉ số VN-Index là VNM với mức ảnh hưởng 0.419%. Hiện VNM đang tăng 4,000 đồng/cp lên mức 106,000 đồng. Điều đáng chú ý liên quan đến cổ phiếu này là thông tin Chính phủ quyết định thoái toàn bộ vốn nhà nước tại công ty. Với vị thế là một công ty lớn trong ngành cùng các chỉ số tài chính hấp dẫn, nếu Chính phủ thoái vốn nhiều khả năng sẽ có rất nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước muốn đầu tư vào cổ phiếu này và đây có thể là lý giải cho việc cổ phiếu tăng khá ngay đầu phiên.
* Chính phủ quyết định thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại Vinamilk
Bên cạnh VNM, một số cổ phiếu cũng diễn biến rất tích cực đầu phiên như HSG, BMI, BIC, BMP, FPT, JVC,... hay một số cổ phiếu lớn khác như STB, VIC, MWG,... đang giao dịch trong sắc xanh cũng là nhân tố hỗ trợ cho thị trường.
Còn trên HNX, chỉ số HNX-Index sau 20 phút mở phiên không nhiều tích cực khi chỉ tăng nhẹ 0.02 điểm lên 80.64 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức 2.6 triệu đơn vị, tương ứng 34 tỷ đồng.
Một số cổ phiếu hỗ trợ cho chỉ số như VND, VC7, TIG, PVI, SHA,... trong đó tích cực nhất ở SHA.
Một số thông tin tác động như cân đối NSNN căng thẳng khi tốc độ tăng thu chỉ ở mức 6.1%, tốc độ tăng chi 8.6%, riêng chi đầu tư phát triển tăng 16.4%, chi thường xuyên tăng 6%, trong khi ngân sách nhà nước còn nợ nhiều khoản chi chưa có nguồn thanh toán.
Về thông tin quốc tế, giá dầu phiên 13/10 giảm khi thị trường đón nhận dự báo bi quan của IEA về tình trạng cung vượt cầu có thể kéo dài đến hết năm sau; ngày 13/10, chứng khoán Mỹ giảm điểm và Dow Jones chấm dứt chuỗi tăng 7 ngày liên tiếp do lo ngại về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc; USD giảm so với EURO nhưng lại tăng so với các đồng tiền thị trường mới nổi.
Triệu Linh
|