Thứ Ba, 13/10/2015 11:10

Ham bán hàng, nông sản Việt bị “chơi xấu”

Ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao VN (Vicofa), vừa lên tiếng cảnh báo đang có tình trạng nhiều thị trường đầu cơ nông sản.

Nông dân Đức Trọng, Lâm Đồng thu hoạch cà phê - Ảnh: Trần Mạnh

Theo ông Nam, Singapore, Dubai, Trung Quốc tìm cách mua hàng hóa từ Việt Nam nhưng phần lớn giao dịch được đặt vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu trong nước theo phương thức trả chậm (20 ngày sau mới trả), hoặc thanh toán sau khi nhận hàng.

Với những điều kiện thanh toán nói trên, ông Nam cho rằng nguy cơ các doanh nghiệp trong nước sẽ bị trả lại hàng, bị đối tác tìm cách chê sản phẩm có “vấn đề”, hay cố tình đánh giá thấp chất lượng cà phê, tiêu, điều, gạo… để ép giá xuống thấp hơn giá đã mua khi lượng hàng tồn kho của các nhà đầu cơ còn quá nhiều, hoặc khi họ không bán được hàng.

“Tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước không những đã xuất khẩu với giá rất thấp cho nhà mua hàng Trung Quốc mà còn đồng ý cả phương thức 15 ngày sau mới thanh toán tiền. Nhưng đến khi đối tác này không chịu trả tiền, cũng không chịu trả hàng thì các doanh nghiệp của ta cũng không biết làm gì hơn vì gạo đã nằm… trong kho người ta rồi”, ông Nam thông tin.

Vicofa cũng cho biết thêm hiện đang có hàng trăm container tiêu, điều, cà phê bị trả về từ thị trường Dubai do giới đầu cơ nước này bán hàng không được nên tìm cách “đẩy về”.

Ông Nam cho rằng để tránh những trường hợp đáng tiếc nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đừng vì sốt ruột không bán được hàng mà chọn các phương thức thanh toán không theo chuẩn mực hóa quốc tế. Vì thực tế vẫn có nhiều nhà mua hàng đồng ý chịu đặt cọc, mở L/C khi giao dịch với các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong nước.

Điều này cho thấy chính bản thân người mua hàng cũng có sự phân biệt đối với người bán hàng, kiểu nào họ cũng có thể giao dịch được, muốn “chợ trời” cũng có, mà muốn theo chuẩn mực quốc tế cũng có.

“Phương thức thanh toán rất quan trọng. Cần chuẩn mực hóa phương thức thanh toán vì những khách hàng nghiêm túc thì không thể nào cạnh tranh được với những khách hàng cố tình tạo ra các phương thức, cơ chế mới. Mà thường những phương thức không theo chuẩn mực nào thì rất nguy hiểm. Nó làm rối loạn thị trường hàng hóa xuất khẩu của chính chúng ta. Và chính chúng ta tự làm mất giá sản phẩm của chính mình”, ông Nam cảnh báo.

Trần Vũ Nghi

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật Giá cà phê: Phục hồi ngắn hạn, triển vọng tích cực (13/10/2015)

>   Người dân không còn mặn mà với cây cao su (12/10/2015)

>   Xuất khẩu điều kỳ vọng đạt 2,5 tỷ USD (12/10/2015)

>   Jasmine sẽ là thương hiệu gạo Việt Nam (10/10/2015)

>   Nhiều mối lo từ nguyên liệu thủy sản nhập khẩu (10/10/2015)

>   Nhân điều Việt Nam chiếm 50% giá trị xuất khẩu toàn cầu (09/10/2015)

>   Xuất khẩu gạo giảm cả giá và lượng (08/10/2015)

>   Làm gì khi “nước tới trôn”? (08/10/2015)

>   An Giang: Hơn 2.300 tỷ đồng tái cơ cấu nông nghiệp (08/10/2015)

>   “Việt Nam ít chịu tác động từ giá hàng hóa cơ bản lao dốc” (08/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật