Thứ Ba, 20/10/2015 14:49

Giải bài toán nhân lực của ngành dệt may

Đứng đầu cả nước về xuất khẩu (XK), tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành dệt may đang thiếu đội ngũ nhân lực kỹ thuật cao.

Thiếu trầm trọng nhân lực kỹ thuật cao

Tại buổi họp báo về Chiến lược đào tạo nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam đáp ứng yêu cầu  hội nhập AEC, TPP và các FTA diễn ra chiều 19/10, ông Phạm Duy Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam thông tin: Hiện nay, ngành dệt may sử dụng tới 2,5 triệu lao động, trong đó có 1,3 triệu lao động công nghiệp làm việc trong 7.700 DN, góp phần tích cực vào chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều loại nhân lực hiện rất cần cho ngành dệt may lại chưa có cơ sở đào tạo. Ví dụ như nguồn nhân lực quản trị đơn hàng (merchandiser). Hoặc có những nguồn nhân lực có nhu cầu lớn như sợi, dệt, nhuộm cần khoảng 300 - 400 kỹ sư/năm nhưng giai đoạn vừa qua, các trường ĐH chỉ cung cấp được khoảng 30 sinh viên (SV)/năm, chưa được 10% nhu cầu phát triển.

May hàng xuất khẩu tại Công ty CP May và Thương mại Đức Huy. Ảnh: Trần Việt

Tuy đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, nhưng ngành dệt may lại đang hoạt động với tỷ trọng gia công lớn. Do đó, nếu muốn được hưởng các ưu đãi về thuế XK sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, sản phẩm phải đáp ứng các quy tắc xuất xứ từ sợi hoặc từ vải trở đi. Đây chính là thách thức lớn cho ngành cũng như các cơ sở đào tạo. Là trường chuyên đào tạo các chuyên ngành về dệt may, tại thời điểm này, ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã đưa ra những bước đi cụ thể tập trung đào tạo những ngành mũi nhọn. TS Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng nhà trường cho hay: "Trong ngắn hạn, nhà trường sẽ đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, cán bộ quản trị cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở có trình độ cao trong lĩnh vực dệt may. Đây là giải pháp giúp các DN trong ngành duy trì lợi thế cạnh tranh trong sản xuất hàng có chất lượng cao, năng suất lao động khá tốt và đang từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Ngay trong năm 2015, nhà trường đã giảng dạy 3 lớp giám đốc nhà máy, 2 lớp đào tạo cán bộ quản trị chất lượng cao cho các DN dệt may".

Tận dụng lợi thế DN trong nhà trường

Chia sẻ về chiến lược trung và dài hạn, ông Hiệp cho biết, nhà trường sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho phương thức sản xuất ODM, FOB. Đây là nguồn nhân lực phục vụ cho khâu thiết kế thời trang công nghiệp, làm mẫu rập theo số đo nhân trắc từ mẫu sáng tác, phát triển mẫu, quản trị chuỗi cung ứng, XK và làm thị trường. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đầu vào cho lĩnh vực sản xuất nguyên liệu như sợi, dệt, nhuộm.

Để đáp ứng nguồn nhân lực làm việc trong môi trường toàn cầu, trường tập trung nâng chuẩn đầu ra về tiếng Anh lên B1 theo khung tham chiếu châu Âu cho tất cả SV tốt nghiệp ĐH. Đi sâu vào phương pháp đào tạo, là đổi mới theo hướng tiếp cận với môi trường DN trong nội dung từng môn học, học phần cơ sở ngành và chuyên ngành. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho SV tự học trong những phòng thực hành đầy đủ trang thiết bị. Cùng với đó là gắn nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường với nhu cầu sử dụng của DN như tư vấn chuyển giao công nghệ, sản xuất tinh gọn LEAN, tư vấn nghiên cứu thiết kế mẫu...

Trả lời về việc để đào tạo ra một nhân lực ngành dệt may có chất lượng, mức thu học phí từ 6 - 8 triệu đồng/SV/năm học như hiện nay liệu có đủ, ông Hiệp chia sẻ: Về học phí, nếu tính đủ chi phí để đào tạo cho một SV tốt nghiệp ngành dệt may là 1,5 triệu đồng/tháng/SV. Nhưng thực tế, mỗi chỉ tiêu đặt hàng là 280.000 đồng/tháng/SV, tức là chỉ bằng khoảng 1/5. "Chúng tôi đưa ra 3 giải pháp lớn để giải bài toán này. Thứ nhất, sử dụng thế mạnh nhà trường có nhà máy, tổ chức cho SV đến đó học, thực tập, thực hành và không thu tiền. Khi đi đến nhà máy làm việc, các em lại có thu nhập, là giải pháp rất quan trọng trong đầu tư vào học ngành này. Và ra trường lại có việc làm ngay với mức lương 6 - 10 triệu đồng/tháng, đồng nghĩa với thời gian hoàn lại số tiền học phí cũng rất nhanh. Do đó, mức học phí 600.000 - 800.000 đồng/tháng/SV không phải là quá lớn" - ông Hiệp phân tích.

Thủy Trúc

kt&đt

Các tin tức khác

>   DN Việt còn dè dặt tiếp cận với doanh nghiệp FDI (20/10/2015)

>   TPP và Xơ sợi Đình Vũ (20/10/2015)

>   SCIC nhắm mục tiêu đạt 22,5 tỉ USD tổng giá trị tài sản (20/10/2015)

>   Nhà máy 7.000 tỉ đồng...“đắp chiếu”: PVN nên bán nhà máy PVTex (20/10/2015)

>   Quốc hội và TPP (20/10/2015)

>   J-Power (Nhật) muốn xây nhà máy điện ở miền Trung (20/10/2015)

>   Franklin Templeton Investments sẽ rót thêm 3 tỉ đô la vào VN (19/10/2015)

>   “Tiếp sức” ngành công nghiệp hỗ trợ (19/10/2015)

>   9 tháng đầu năm: TKV đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ (19/10/2015)

>   Tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất Thái Lan định đầu tư vào Việt Nam (19/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật