Thứ Ba, 20/10/2015 14:38

DN Việt còn dè dặt tiếp cận với doanh nghiệp FDI

Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được của đầu tư nước ngoài (ĐTNN) như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và mở rộng hội nhập với thế giới,…thì vẫn còn nhiều thách thức đối với ĐTNN.

Một trong các thách thức đó là thúc đẩy sức lan tỏa của khối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, đưa doanh nghiệp trong nước trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Vấn đề đặt ra với Việt Nam hiện nay là nâng cao chất lượng dòng vốn FDI và tăng cường các mối liên kết FDI với doanh nghiệp nội địa nhằm tạo ra giá trị nội tại để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Có như vậy Việt Nam mới có thể rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước và tránh được bẫy thu nhập trung bình mà nhiều quốc gia gặp phải.

Ảnh minh họa

Một trong những nguyên nhân khiến cho mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo do các doanh nghiệp FDI còn hạn chế trong việc sử dụng các sản phẩm nội địa.

Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước cũng còn khá dè dặt trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp FDI, chỉ coi các doanh nghiệp FDI như đối tác cạnh tranh chứ chưa chủ động tìm kiếm các cơ hội liên kết từ các doanh nghiệp FDI.

Bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải nâng cao vai trò cầu nối của nhà nước trong việc xây dựng những mô hình liên kết phù hợp, thúc đẩy nâng cao vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp FDI trong việc hỗ trợ, kết nối với doanh nghiệp trong nước.

Đặc biệt, bản thân các doanh nghiệp trong nước phải có những đột phá về công nghệ nguồn, công nghệ cao cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,… để có thể đủ lực liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp FDI, đồng thời trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Được biết, hiện nay, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với tỷ lệ nội địa hoá rất thấp, chỉ đạt khoảng 33%, trong khi Thái Lan là 55% và Indonesia là 43%. Để công nghiệp Việt Nam phát triển hơn nữa, trở thành nước sản xuất, cung cấp phụ tùng cho nước ngoài thì trước hết phải phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Bên cạnh đó, trong tổng số hơn 19.200 dự án FDI còn hiệu lực thì có 10.344 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 152 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước. Cơ cấu đầu tư  như trên là đúng hướng và có tác động tích cực đến sự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta.

Tuy nhiên, việc thu hút vốn ĐTNN có hiệu quả không, nền kinh tế có thể hấp thu được các công nghệ, vốn nước ngoài mang vào hay không phụ thuộc lớn vào việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. Công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp tạo ra giá trị gia tăng trong nội tại nền kinh tế của mình. Nếu không làm được điều này thì dù có đầu tư nước ngoài nhiều thì giá trị gia tăng của Việt Nam là hạn chế.

Giải pháp cần thiết nhất hiện nay đó là nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ, đào tạo lao động chất lượng cao để sớm có thể sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần tạo lập mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước; đồng thời, cũng cần tạo lập được các mô hình liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm quốc gia.

Linh Hà

kt&đt

Các tin tức khác

>   TPP và Xơ sợi Đình Vũ (20/10/2015)

>   SCIC nhắm mục tiêu đạt 22,5 tỉ USD tổng giá trị tài sản (20/10/2015)

>   Nhà máy 7.000 tỉ đồng...“đắp chiếu”: PVN nên bán nhà máy PVTex (20/10/2015)

>   Quốc hội và TPP (20/10/2015)

>   J-Power (Nhật) muốn xây nhà máy điện ở miền Trung (20/10/2015)

>   Franklin Templeton Investments sẽ rót thêm 3 tỉ đô la vào VN (19/10/2015)

>   “Tiếp sức” ngành công nghiệp hỗ trợ (19/10/2015)

>   9 tháng đầu năm: TKV đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ (19/10/2015)

>   Tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất Thái Lan định đầu tư vào Việt Nam (19/10/2015)

>   Nhà máy 7.000 tỉ đồng ... “đắp chiếu” (19/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật