Thứ Năm, 17/09/2015 12:01

Quỹ ETF ngoại có "lật lọng" tại Việt Nam?

Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN – BIDV (BID) được công bố thêm vào danh mục các chỉ số đang đầu tư vào các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam của quỹ ETF Market Vectors Index Solutions (MVIS) và FTSE rồi không lâu sau đó lại bị loại ra, nguyên nhân là do các quỹ này “lật lọng” hay thuần túy là kỹ thuật tính toán bị trục trặc?

* Đến lượt FTSE rút BID khỏi FTSE Vietnam Index

* Kết quả đảo danh mục VNM ETF quý 3 bất ngờ có sự thay đổi lớn

* BIDV: 14/08 GDKHQ phát hành thêm 270.6 triệu cổ phiếu

Trao đổi với người viết, đại diện từ một quỹ đầu tư lớn cho biết khả năng là do số liệu tính toán tỷ lệ free-float của BID trong rổ chỉ số đã bị nhầm lẫn. Tỷ lệ free-float của BID đáng lẽ là 4.7% và không thỏa mãn tiêu chí của hai quỹ ETF.

Cách tính tỷ lệ free-float cổ phiếu BID đã điều chỉnh (Đvt: triệu cp)



Còn theo tính toán ban đầu của các quỹ ETF có thể đã sử dụng số cổ phiếu free-float là 419.3 triệu cp (gồm 149 triệu cp tự do tính ở trên + 270.7 triệu cp phát hành thêm) nên tỷ lệ free-float là 12.3% (419.3 triệu cp/3,419 triệu cp). Cách tính này chưa bao gồm cả tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong phần cổ phiếu phát hành thêm.

Cách tính tỷ lệ free-float cổ phiếu BID ban đầu (Đvt: Triệu cp)

 

Vị này cũng nhận được thông tin từ Bloomberg – đơn vị cung cấp dữ liệu cho các quỹ đầu tư rằng “Bloomberg chưa cập nhật cơ cấu sở hữu tại BID cho đến khi đơn vị phát hành thông báo hoàn tất đợt phát hành thêm cổ phiếu, tuy nhiên Bloomberg vẫn cập nhật lượng cổ phiếu đang lưu hành vào ngày giao dịch không hưởng quyền và sẽ điều chỉnh khi có thay đổi”.

Ngoài ra, vị này cũng cho biết thêm rằng đã có xác nhận từ BID về tỷ lệ free-float chỉ là khoảng 4.7%.

Như vậy, có khả năng cách tính ban đầu có sự nhầm lẫn về khối lượng sở hữu Nhà nước trong cách tính tỷ lệ free-float đối với cổ phiếu BID. Lượng cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 8.6% (sau khi MHB sáp nhập vào) có sự cập nhật khác thời điểm nhau giữa số cổ phần đang lưu hành và tỷ lệ sở hữu Nhà nước – là những yếu tố để xác định tỷ lệ free-float, dẫn đến sự sai lệch về dữ liệu tính toán. Cụ thể, dữ liệu của Bloomberg tuy đã cập nhật lại lượng cổ phần đang lưu hành sau phát hành (tính đến ngày giao dịch không hưởng quyền) nhưng lại chưa cập nhật tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (do đợt phát hành chưa hoàn tất).

Cũng bởi sự nhầm lẫn này mà theo cập nhật danh mục VNM ETF của Vaneck, quỹ này đã mua vào 6 triệu cp BID trong phiên ngày 15/09 và như vậy sẽ phải thực hiện bán ra do BID không thuộc danh mục đầu tư. Thông tin này cũng phần nào xóa bớt nghi ngờ của nhà đầu tư về sự "lật lọng" của các quỹ ngoại và đây chỉ là lỗi kỹ thuật mà có lẽ sắp tới VNM ETF cũng phải sửa chữa.

Minh Hằng

Các tin tức khác

>   Đến lượt FTSE rút BID khỏi FTSE Vietnam Index (16/09/2015)

>   Tại sao VI Fund III bất ngờ rút lui khỏi DCL? (18/09/2015)

>   Kết quả đảo danh mục VNM ETF quý 3 bất ngờ có sự thay đổi lớn (15/09/2015)

>   ETF rút vốn theo chu kỳ và triển vọng thị trường (16/09/2015)

>   VNM ETF: Rút vốn chững lại, tài sản ròng và N.A.V phục hồi (15/09/2015)

>   VNM ETF thêm 2 bớt 1, BID tiếp tục gây bất ngờ (12/09/2015)

>   E1VFVN30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 09/09/2015 (10/09/2015)

>   Tiếp tục tháo chạy khỏi VNM ETF trước kỳ tái cơ cấu (08/09/2015)

>   Review VNM ETF: Cổ phiếu Việt Nam nào sẽ bị loại? (07/09/2015)

>   VNS: Quỹ đầu tư Việt Nam tiếp tục đăng ký bán 500,000 cp (06/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật