Thứ Tư, 16/09/2015 09:02

Nguyên liệu cho dệt may vẫn lệ thuộc Trung Quốc

Nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may vẫn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu vẫn phụ thuộc vào thị trường này, Việt Nam khó có thể hưởng lợi từ các hiệp định thương mại.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), xuất khẩu dệt may tháng 8 ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2014,, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng lên 15 tỷ USD, tăng 10,9%. Mỹ, EU, Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu các mặt hàng như bông, vải, xơ sợi phục vụ cho dệt may cũng đều tăng. Cụ thể: nhập khẩu bông trong 8 tháng đầu 2015 ước đạt 707.000 tấn, trị giá 1,134 triệu USD, tăng 45% về lượng, tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Nhập khẩu xơ, sợi nguyên liệu 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 513.000 tấn, trị giá 1,013 triệu USD, tăng 5,5% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ 2014.

Cùng chung xu hướng trên, nhập khẩu vải của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 6,788 triệu USD (tăng 11% so với cùng kỳ 2014). Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam 8 tháng 2015 ước đạt 2,132 triệu USD, tăng 5,86% so với cùng kỳ 2014.

Nhìn vào bảng số liệu thống kê của VITAS có thể thấy, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu vải, sợi lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết và chuẩn bị có hiệu lực như FTA Việt Nam-Hàn Quốc, FTA Việt Nam-EU hay TPP đang đến giai đoạn "nước rút" đều có quy định rất chặt chẽ về về nguồn gốc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Nếu Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu ở Trung Quốc thì sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan bởi Trung Quốc không nằm trong các FTA Việt Nam đã ký.

Đơn cử như đối với dệt may, EU đòi hỏi khâu dệt vải và may phải được thực hiện ở Việt Nam hoặc ở 1 nước đã ký FTA với EU. Hiện, Việt Nam có thể tận dụng là Hàn Quốc, nước này đã ký FTA với EU.

Phan Thu

Hải quan

Các tin tức khác

>   Tập đoàn khách sạn lớn nhất Hoa Kỳ đầu tư vào Hạ Long (16/09/2015)

>   Gỗ Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc, đạt kim ngạch 425 triệu USD (15/09/2015)

>   Thêm nguồn vốn vay ODA cho lĩnh vực truyền tải điện (15/09/2015)

>   Việt Nam có thể chiếm ngôi đầu về xuất khẩu chuối của Philippines (15/09/2015)

>   Có khuất tất chuyện thoái vốn nhà nước tại DAFCO? (15/09/2015)

>   Việt Nam có thể thành trung tâm Internet khu vực, nếu... (15/09/2015)

>   Doanh nghiệp với nông nghiệp (15/09/2015)

>   20 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển (15/09/2015)

>   Chiếc bàn bi-a và câu chuyện quy hoạch (14/09/2015)

>   VN tính hỗ trợ cả người mua xe để kích cầu ngành ôtô (14/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật