Nguồn gốc chế độ lãi suất thấp tại Mỹ
Tuần này, các phương tiện truyền thông trên khắp thế giới, các nhà đầu tư và chuyên gia đều đổ dồn sự chú ý vào Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), bởi sau nhiều năm, chính sách nới lỏng tiền tệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ bị siết trở lại.
Đã hơn 9 năm kể từ lần cuối cùng Fed tăng lãi suất. Trong khoảng thời gian này, tại Mỹ, việc mua trả góp đã diễn ra mà hậu quả theo sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, lặp lại cú sụt giảm mạnh nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Trong năm 2009, đã có những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi và nền kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng chậm nhưng khá ổn định.
Điều này có thể đạt được là nhờ vào việc hạ lãi suất dự trữ xuống gần như 0% nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho thị trường tài chính.
Lần cuối cùng Fed tăng lãi suất là vào tháng 6/2006. Những dấu hiệu đầu tiên của sự sụp đổ đã xảy đến trong các năm tiếp theo và tỉ lệ lãi suất bắt đầu giảm, đạt mức 0% vào tháng 12/2008 và mức này vẫn tồn tại cho tới hiện nay.
Làm sao để những chỉ số tài chính- kinh tế cơ bản của Mỹ tăng trưởng trong kỷ nguyên lãi suất siêu thấp. Đường màu xanh - mức tăng lãi suất gần đây nhất của Fed, màu đỏ - sự khởi đầu của kỷ nguyên lãi suất 0%.
GDP thực tế của Mỹ
|
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, GDP thực tế của Mỹ đã giảm khoảng 4% xuống 14,4 nghìn tỉ USD vào quý II năm 2009. Sau đó, bắt đầu tăng dần.
Tổng giá trị các đơn đặt hàng mới của Mỹ
|
Ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ đã phải hứng những ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc suy thoái. Tổng giá trị các đơn đặt hàng mới giảm từ 487 tỉ USD vào tháng 6/2008 xuống 330 tỉ USD vào mùa xuân năm 2009. Và phải mất 3 năm sau ngành sản xuất của Mỹ mới trở lại được ngưỡng 487 tỉ USD (ngoại trừ đợt biến động bất thường hồi tháng 7/2014).
Chi cho lĩnh vực xây dựng
|
Chi cho lĩnh vực xây dựng bắt đầu giảm sớm hơn so với các chỉ số kinh tế khác. Do khủng hoảng bất động sản đã diễn ra nên các chỉ số đã giảm sâu cả sau năm 2009 và đã đạt mức đáy vào tháng 2/2011.
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
|
Tình hình xuất khẩu của Mỹ cùng với thương mại toàn cầu, tất nhiên, cũng chịu ảnh hưởng trong thời gian suy thoái kinh tế, nhưng cũng đã nhanh chóng hồi phục.
Số vị trí việc làm
|
Số vị trí việc làm đã giảm hơn 2 lần trong thời suy thoái kinh tế. Tính đến tháng 7/2015, Mỹ có thêm khoảng 5,8 triệu việc làm, đây là con số kỷ lục kể từ khi bắt đầu thống kê năm 2000 .
Doanh số bán ô tô và xe tải nhẹ
|
Như chúng ta thấy, doanh số bán xe ô tô con và xe tải hạng nhẹ cũng phục hồi khá nhanh. Số xe mà người Mỹ mua hiện nay nhiều gấp gần 2 lần so với thời điểm giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thu Lam
chính phủ
|