Thứ Tư, 30/09/2015 16:20

Không nhiều tích cực khi rút chu kỳ thanh toán từ T+3 về T+2?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố thông tin đã chỉ đạo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam xây dựng "Phương án giai đoạn 1 triển khai rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 xuống còn T+2”. Tuy nhiên thời gian rút ngắn chỉ từ 9h ngày T+3 về 16h30 ngày T+2.

* Thực hiện chu kỳ thanh toán T+2 từ ngày 01/01/2016

Với thời gian rút ngắn nằm gọn trong khoảng nghỉ giữa hai phiên giao dịch, theo một số chuyên gia đánh giá là không có nhiều thay đổi.

Bình luận về vấn đề này, ông Lê Đức Khánh – Giám đốc chiến lược đầu tư CTCK Maritime (MSI) cho biết: “Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 xuống T+2 như công bố không giúp nhà đầu tư hưởng lợi nhiều, nếu có chỉ là vấn đề tâm lý vì tiền về đến tài khoản sớm hơn sẽ giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cổ phiếu khác để giao dịch. Về bản chất mua bán thực tế thì không có thay đổi”.

Ở chiều ngược lại, thông tin này lại có phần tác động không tích cực đến khối các công ty chứng khoán, vì một khi thay đổi cơ chế thanh toán, các đơn vị này cũng phải thay đổi lại hệ thống cho phù hợp.

Còn ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc chiến lược thị trường CTCK MB (MBS) cho rằng: “Vì khoảng thời gian rút ngắn rơi vào thời gian không có giao dịch nên không có tác động nhiều đến chu kỳ bán hàng của nhà đầu tư hay cụ thể hơn là chưa giúp tăng vòng quay của hàng và tiền. Tuy nhiên cũng có điểm lợi nhất định là tiền về sớm hơn và nhà đầu tư có thể chủ động nguồn tiền này cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là với các nhà đầu tư có dòng tiền quay vòng (vừa đầu tư chứng khoán, vừa thực hiện kinh doanh ngắn hạn)”.

Ông Sơn cho biết thêm, việc phản ánh tích cực hay không và có tác động như thế nào đến thị trường thì phải cần đợi đến khi phương án này được chính thức áp dụng. Nếu thực sự nhanh hơn và trong khi sử dụng có phát sinh thêm các lợi ích đi kèm thì sẽ được giới đầu tư ủng hộ.

Khác biệt hơn, chuyên gia Hoàng Thạch Lân đánh giá việc giảm thời gian thanh toán về 16h30 chiều ngày T+2 là một giải pháp kỹ thuật để thị trường chứng khoán Việt Nam tiến tới thông lệ quốc tế. Hiện nay nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm nhiều hơn và tham gia giao dịch nhiều hơn tại thị trường Việt Nam, nên điều này sẽ được coi là "đồng bộ hóa" cơ chế giao dịch giữa Việt Nam với thế giới. Nhìn ở góc độ này, rõ ràng đây là một sự thay đổi tốt, hơn nữa, cơ quan quản lý muốn nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam thì đây cũng là việc nên làm ngay.

Về góc độ nhà đầu tư, ông Lân cho rằng giao dịch gần như không có thay đổi gì, cổ phiếu mua vào vẫn phải chờ đến 9h sáng ngày T+3 mới được đặt bán, tiền thì vốn đã về tài khoản cuối ngày T+2.

Về thị trường, ông Lân nhìn nhận không những không có tích cực mà thậm chí còn tác động tiêu cực lên tâm lý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo ông, giải pháp này không nhắm vào đối tượng nhà đầu tư, mà chỉ là sửa đổi lại cơ chế chuyển tiền và chứng khoán giữa Trung tâm lưu ký với các thành viên lưu ký.

Ở một góc độ khác, một số nhà đầu tư lâu năm chia sẻ, mặc dù không rút ngắn thời gian giao dịch thực tế nhưng sẽ có hữu ích với nhà đầu tư sử dụng margin hay ứng trước tiền bán. Nếu rút ngắn thời gian thanh toán thì nhà đầu tư có thể tiết kiệm được phần nào chi phí lãi vay, chi phí margin và chi phí ứng tiền. Ngoài ra, việc rút ngắn T+ như trên cũng có ý nghĩa trong việc cầm cố cổ phiếu hoặc các giao dịch khác bởi chỉ có thị trường chứng khoán nghỉ giao dịch trong khi các hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường. Được biết, thời gian dự kiến triển khai dự kiến áp dụng từ 01/01/2016.

Duy Hoàng

Các tin tức khác

>   Thực hiện chu kỳ thanh toán T+2 từ ngày 01/01/2016 (29/09/2015)

>   Công bố thông tin của DNNN: Đánh trống bỏ dùi (27/09/2015)

>   Chế tài nào nếu HĐQT doanh nghiệp không muốn mở room? (18/09/2015)

>   Quy định bán cổ phần theo lô phải đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán (16/09/2015)

>   Sẽ cho ký quỹ đối với một số cổ phiếu "VIP" trên UPCoM (04/03/2016)

>   Lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) về 4 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán (11/09/2015)

>   UBCK lấy ý kiến dự thảo lần 2 Thông tư thay thế Thông tư 121 về quản trị công ty (08/09/2015)

>   Mua bán trong ngày: Dự kiến áp dụng cho tất cả cp được giao dịch mua ký quỹ (24/08/2015)

>   UBCKNN lấy ý kiến dự thảo lần 2 Thông tư thay thế Thông tư 74 (24/08/2015)

>   Toàn văn Thông tư 123 về nới room ngoại (20/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật