Thứ Tư, 26/08/2015 22:36

Vinpa kiến nghị giảm thuế nhập khẩu dầu

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, kiến nghị hai Bộ có lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu dầu từ ngày 1/10/2015.

* Đã đến lúc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu

* Giá xăng dầu neo cao tác động xấu tới doanh nghiệp

Cụ thể: Đối với dầu diesel, giảm từ 10% xuống còn 5%, dầu hỏa từ 13% xuống còn 5%, nhiên liệu phản lực (Zet A1) từ 10% xuống còn 5%, Mazut từ 10% còn 0%.

Theo cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam phải thực hiện Lộ trình cắt giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu từ năm 2011 và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2024 đối với ATIGA; từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2018 đối với ACFTA; từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2021 đối với AKFTA.

Thực hiện cam kết của Việt Nam trong ATIGA, Bộ Tài chính đã có Thông tư 165/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định này giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Theo đó, năm 2015 thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với dầu diesel là 5%, dầu hỏa là 5%, Zet A1 là 5%, Mazut là 0% và từ năm 2016 các mặt hàng này sẽ về 0%.

Tuy nhiên, cùng với thực hiện Thông tư 165/2014/TT-BTC nêu trên, các đầu mối nhập khẩu xăng dầu đang thực hiện theo Thông tư 78/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/5/2015 “Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi”. Theo đó, thuế nhập khẩu diesel là 10%, dầu hỏa là 13%, Zet A1 là 10%, Mazut là 10%. Như vậy, cùng một mặt hàng dầu, có hai mức thuế nhập khẩu song song tồn tại.

Do đó, Vinpa cho rằng, cần thống nhất một mức thuế nhập khẩu đối với xăng dầu theo hướng điều chỉnh mức thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành bằng mức thuế ưu đãi đặc biệt theo các cam kết quốc tế. Theo đó, có lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu đối với diesel từ 10% xuống còn 5%, dầu hỏa từ 13% xuống còn 5%, Zet A1 từ 10% xuống còn 5%, Mazut từ 10% còn 0%, theo đúng tinh thần Thông tư 165/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Đây là bước chuẩn bị cho lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng trên về 0% từ ngày 1/1/2016.

Cần thống nhất một mức thuế nhập khẩu đối với xăng dầu theo hướng điều chỉnh mức thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành bằng mức thuế ưu đãi đặc biệt theo các cam kết quốc tế.

Nguyễn Hải

công thương

Các tin tức khác

>   Dầu trở lại trên 39 USD/thùng khi nỗi lo Trung Quốc lắng dịu (26/08/2015)

>   Triển vọng giá dầu thế giới tiếp tục ảm đạm trong ngắn hạn (25/08/2015)

>   Dầu WTI và dầu Brent bốc hơi xấp xỉ 6% xuống thấp nhất hơn 6 năm (25/08/2015)

>   Giá dầu nước ngoài “rơi khủng hoảng”, ở ta “rơi thủng thẳng” (22/08/2015)

>   Dầu tiến sát về mốc 40 USD/thùng, giảm 6.2% trong tuần (22/08/2015)

>   Dầu thoát đáy 6 năm nhưng vẫn còn nguy cơ giảm (21/08/2015)

>   Giá xăng giảm 4 lần, doanh nghiệp taxi vẫn chưa định giảm cước (20/08/2015)

>   Thị trường dầu khí Iran thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (20/08/2015)

>   Hơn 1,8 tỷ USD nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất (20/08/2015)

>   Giá dầu giảm sâu về sát ngưỡng 40 USD/thùng (20/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật