Thứ Sáu, 21/08/2015 17:08

USD giảm giá trước quan ngại về tình hình kinh tế thế giới

Trong phiên giao dịch chiều 21/8, đồng USD chịu áp lực giảm giá so với đồng yen và đồng euro, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp cho thấy khả năng tăng lãi suất vào tháng Chín có thể không xảy ra.

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bên cạnh đó, những quan ngại về tình hình ảm đạm của kinh tế toàn cầu cũng khiến đồng USD trở nên yếu thế so với các đồng tiền khác.

Cụ thể, tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), đồng bạc xanh giảm giá xuống còn 123,02 yen đổi 1 USD, từ mức 123,38 yen/USD trong phiên giao dịch trước đó tại New York.

Ngược lại, nhận định của Fed đã khiến đồng tiền chung châu Âu được hưởng lợi và giao dịch ở mức 1,1279 USD/euro và 138,74 yen/euro thay vì 1,1241 USD/euro và 138,69 yen/euro trong phiên trước tại New York.

Theo chiến lược gia Sean Callow thuộc ngân hàng Westpac, trong bối cảnh những kỳ vọng về lần tăng lãi suất trong thời gian tới của Fed đang dần lắng xuống, đồng euro sẽ được hưởng lợi nhiều hơn so với các đồng tiền khác.

Những bất ổn xung quanh tình hình kinh tế của Trung Quốc, với động thái bất ngờ hạ giá đồng ​nhân dân tệ của Bắc Kinh trong tuần trước, cùng những số liệu ảm đạm vừa công bố về hoạt động chế tạo của nước này, đã làm gia tăng quan ngại về tốc độ tăng trưởng có thể chậm hơn dự kiến của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.

Đây cũng là nguyên nhân khiến giới đầu tư chuyển hướng đi tìm một “nơi trú ẩn an toàn” như đồng yen Nhật Bản.

Ngoài những diễn biến kể trên, thị trường cũng đang dồn sự chú ý đến Hy Lạp, sau khi Thủ tướng nước này Alexis Tsipras bất ngờ đệ đơn từ chức lên Tổng thống Prokopis Pavlopoulos đồng thời kêu gọi tiến hành cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.

Cũng trong phiên 21/8 tại Tokyo, đồng bạc xanh tăng giá so với hầu hết các đồng tiền của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, những đồng tiền đã chịu chấn động mạnh từ đợt phá giá đồng NDT của Trung Quốc.

Cụ thể, USD lên giá so với đồng peso của Philippines, đồng won của Hàn Quốc, đồng rupiah của Indonesia, SGD của Singapore và đồng rupee của Ấn Độ.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Bí ẩn gì sau việc phá giá đồng nhân dân tệ? (21/08/2015)

>   Kazakhstan thả nổi tỷ giá đồng nội tệ tenge để phục hồi kinh tế (21/08/2015)

>   Đồng nhân dân tệ tăng 51 điểm cơ bản ở thị trường đổi ngoại tệ (21/08/2015)

>   Dầu thoát đáy 6 năm nhưng vẫn còn nguy cơ giảm (21/08/2015)

>   Thống đốc Ngân hàng Ấn Độ: Không quá lo ngại về đồng NDT giảm giá (20/08/2015)

>   Trung Quốc bơm 19 tỷ USD vào thị trường qua hợp đồng đáo hạn (20/08/2015)

>   Đồng ruble Nga trượt giá trở lại sau một thời gian tương đối hồi phục (20/08/2015)

>   Kazakhstan thả nổi tỷ giá, đồng tiền sụt 23% (20/08/2015)

>   Lại thêm một cuộc khủng hoảng tiền tệ nữa ở Đông Nam Á (20/08/2015)

>   Dấu hiệu “hoảng loạn” trong điều hành kinh tế Trung Quốc (20/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật