Thứ Bảy, 15/08/2015 20:30

“Nhảy tàu” khỏi thị trường cổ phiếu Mỹ, nhà đầu tư về đâu?

Nhà đầu tư đang rời xa thị trường chứng khoán Mỹ để chạy sang châu Âu và Nhật Bản nhằm tìm kiếm mức sinh lời tốt hơn.

* Nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu Mỹ mạnh nhất từ năm 1993

* Mỹ lật tẩy đường dây thao túng thị trường chứng khoán quốc tế

* Cảnh giác với nguy cơ khủng hoảng tiền tệ do đồng USD mạnh

Hiện thị trường giá lên tại Mỹ đã kéo dài được hơn 6 năm nhưng vẫn còn tồn tại lo ngại rằng xu hướng này đã quá hạn cho một đợt điều chỉnh.

“Thực tế nhà đầu tư đang rút tiền khỏi thị trường cổ phiếu Mỹ dường như cho thấy nỗi lo sợ nào đó về tương lai”, nhận định của Alina Lamy, chuyên viên phân tích cấp cao tại Morningstar.

Có thể thấy “sự luân chuyển của dòng vốn” (Great Rotation) khỏi cổ phiếu Mỹ đã bắt đầu cách đây một năm nhưng chỉ thực sự tăng tốc trong năm 2015.

Theo số liệu của Morningstar, từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư đã rút 78.7 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu Mỹ và rót 179.3 tỷ USD vào các quỹ đầu tư cổ phiếu quốc tế.

Lý do khiến nhà đầu tư đổ xô rót tiền vào cổ phiếu nước ngoài là vì cổ phiếu Mỹ gần như đi ngang trong năm nay trong khi cổ phiếu châu Âu và Nhật Bản lại đạt được mức tăng 2 con số. Tính đến ngày 14/08, chỉ số Nikkei 225 đã nhảy vọt 18.61% và chỉ số DAX của Đức tăng mạnh 12.72%.

Nguồn: CNN Money

Đi ngược với Fed

“Dòng tiền đang chạy khỏi Mỹ do ngân hàng trung ương nước này sắp áp dụng chính sách ít thông thoáng hơn để chuyển sang các nước mà ngân hàng trung ương nước đó áp dụng các chính sách thông thoáng hơn trong thời điểm hiện tại”, nhận định của Mike McGlone, Giám đốc Nghiên cứu tại ETF Securities ở New York.

Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ khả quan. Dù chưa mạnh lắm nhưng tốc độ tăng trưởng hiện nay đủ để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất vào tháng 9. Thậm chí sau khi Fed đã nâng lãi suất, kinh tế Mỹ vẫn có thể tăng trưởng nhưng khả năng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ đạt được đà gia tăng mạnh mẽ đã trở nên mờ mịt hơn.

Trong khi đó, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang bơm tiền vào nền kinh tế của mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Khi Mỹ có hành động tương tự sau giai đoạn “Great Rotation”, điều đó đã đem lại đà tăng khủng cho thị trường cổ phiếu. Vì thế, nhà đầu tư đang kỳ vọng thị trường chứng khoán châu Âu và Nhật Bản cũng sẽ bứt phá mạnh như vậy.

Đi về đâu?

Có vẻ như bức tranh tại Nhật Bản và Trung Quốc đang đặc biệt khởi sắc vì nền kinh tế của các nước này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Giá trị của đồng JPY và đồng EUR đã giảm mạnh so với đồng USD trong vòng một năm qua. Xu hướng đó có thể tiếp tục nếu Fed nâng lãi suất. Và kết quả mang lại đó là lĩnh vực xuất khẩu của châu Âu và Nhật Bản sẽ bùng nổ do hàng hóa của họ có giá rẻ hơn.

“Chúng tôi cho rằng Nhật Bản vẫn còn rất nhiều tiềm năng”, nhận định của Brian Leung, chuyên viên chiến lược đầu tư tại Bank of America Merrill Lynch. Ông cho biết thêm cổ phiếu Nhật Bản không quá đắt so với các mức trong quá khứ.

Cũng nên lưu ý rằng không ai đề cập đến việc dòng tiền đang đổ vào các thị trường mới nổi. Các thị trường này đã bị tác động nặng nề trong năm nay và điều này có thể tiếp tục, ông Leung cho biết.

Điểm khác biệt hiện nay nằm ở đâu?

Theo ý kiến của nhà kinh tế cấp cao Shelly Antoniewicz tại Investment Company Institute, “Great Rotation” không phải là một khái niệm hoàn toàn mới mặc dù nhà đầu tư chưa hề rút tiền khỏi Mỹ nhiều như vậy kể từ năm 2012.

Nhưng điều thực sự khác biệt trong năm nay là dòng vốn rút ra lại đổ vào một kênh tài sản của Mỹ từng đạt được tốc độ tăng trưởng bùng nổ trong nhiều năm qua: quỹ ETF. Ông Mike McGlone tại ETF Securities cho biết quỹ ETF nổi tiếng nhất tại Mỹ, quỹ SPY đầu tư dựa trên chỉ số tham chiếu S&P 500, đã mất 42 tỷ USD trong năm nay, cao hơn so với mức thất thoát cả năm của các trước đó.

Dù có vẻ như nhà đầu tư đang đưa ra các quyết định đúng đắn dựa trên các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vĩ mô, nhưng họ lại không có nhiều kinh nghiệm về xác định thời điểm vào ra thị trường.

Ông Lamy tại Morningstar cảnh báo: “Một kịch bản đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ là nhà đầu tư rút tiền khỏi kênh tài sản đó chỉ để chứng khiến cổ phiếu cải thiện sau đó”.

Đối với các nhà đầu tư dài hạn, yếu tố quan trọng là tiếp tục đầu tư, thậm chí trong các giai đoạn thị trường bấp bênh.

Phước Phạm (Theo CNN Money)

Các tin tức khác

>   Phố Wall khởi sắc nhờ số liệu lạc quan và thỏa thuận giải cứu Hy Lạp (15/08/2015)

>   Giá dầu nhấn chìm cổ phiếu năng lượng, chứng khoán Mỹ đi ngang (14/08/2015)

>   "Sốc" khi chứng kiến nhà môi giới nổi tiếng King phải nằm vỉa hè (13/08/2015)

>   Phố Wall đảo chiều muộn, Dow Jones nỗ lực bất thành (13/08/2015)

>   Mỹ lật tẩy đường dây thao túng thị trường chứng khoán quốc tế (12/08/2015)

>   Dow Jones bốc hơi hơn 200 điểm sau động thái phá giá tiền tệ bất ngờ của Trung Quốc (12/08/2015)

>   Alibaba chi mạnh 4,6 tỷ USD mua gần 20% cổ phần của Suning (12/08/2015)

>   Google trải qua cuộc tái cấu trúc lớn chưa từng có (11/08/2015)

>   Dow Jones hồi sinh mạnh mẽ sau 7 phiên giảm điểm liên tiếp, Google nhảy vọt (11/08/2015)

>   Warren Buffett vừa có thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử (10/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật